MÔ TÊ RĂNG RỨA

Là nơi cung cấp nước chè xanh và kẹo cu đơ

Một chuyện tuỳ tiện ở ngày thơ Việt Nam

Posted by CU MÔ trên 21.02.2011

Đáng tiếc là trong số 40 tác giả được giải thưởng Hồ Chí Minh thì Ngày Thơ lần thứ 9 này mới có 32 người được bày tượng. Dù vì bất cứ lý do gì thì đây vẫn là sự thiếu sót không đáng có của Ban tổ chức

Năm nay, ngoài những nội dung truyền thống, Ngày thơ Việt Nam tổ chức vào rằm tháng Giêng còn có thêm một nội dung đặc sắc: Trưng bày tượng các nhà văn, nhà thơ được Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật. Tuy nhiên, không ít người xem thắc mắc vì sao lại thiếu một số bức tượng các tác giả đã quen biết mà không có sự giải thích rõ ràng của Ban Tổ chức.

Có tâm nhưng… gấp quá

Vườn tượng các tác giả được Giải thưởng Hồ Chí Minh được trưng bày tại sân Thiên Quang, nhà Văn Miếu, thu hút rất đông người yêu thơ nói riêng và văn nghệ nói chung. Các bức tượng được làm bằng thạch cao, bên ngoài phủ một lớp giả đồng, đặt trên những bệ nhỏ. Từ Hoài Thanh đến Thế Lữ, Huy Cận đến Xuân Diệu, Nguyễn Huy Tưởng đến Nguyễn Đình Thi… Khuôn mặt những tên tuổi lừng danh của nền văn nghệ nước nhà như tươi tắn, rặng rỡ hơn trong gió xuân.

Vườn tượng văn nhân tại Ngày thơ Việt Nam lần thứ 9. Ảnh: VOV

Tuy nhiên, không ít người dân thắc mắc vì sao chỉ có tổng cộng 32 bức tượng, trong khi qua mấy đợt công nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh, con số này có tổng cộng 40 người. Tại sân Văn Miếu hôm rằm tháng Giêng, người ta không thấy có tượng ít nhất của nhà văn Vũ Ngọc Phan, nhà văn nhà viết kịch Học Phi, nhà viết kịch Tào Mạt, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ… Nhiều người thắc mắc vì sao như vậy? Phải chăng lần trưng bày này chỉ có riêng những tác giả được tôn vinh trong lĩnh vực văn học? Hay kinh phí chỉ có đến ngần nấy?…

Đem những băn khoăn này hỏi nhà thơ Võ Thị Xuân Hà – thành viên Ban Tổ chức, chỉ bảo “không phụ trách vườn tượng nên không biết”. Hỏi nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – Phó Chủ tịch Hội Nhà văn, anh cũng bảo “cái này phải hỏi ông Thỉnh” (nhà thơ Hữu Thỉnh – Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật toàn quốc).

Suốt ngày 16 “âm”, máy ông Thỉnh tò tí te suốt. Mãi đến sáng thứ Bảy (17 âm), mới liên lạc được với ông. Mở đầu, ông nói ngay: “Để có được hệ thống trưng bày tượng trong Ngày thơ lần này, Ban tổ chức bằng cái tâm của mình đã cố gắng hết sức. Nhưng thời gian gấp quá. Ngày 15 tháng Chạp năm Canh Dần, dự án được thông qua. Chỉ có một tháng để triển khai lấy mẫu, lên khuôn, đúc tượng và đem trưng bày”.

Nhà thơ Hữu Thỉnh khẳng định: Tất cả những tác giả được Giải thưởng Hồ Chí Minh đều sẽ được đúc tượng đồng để tôn vinh lâu dài tại Bảo tàng Hội Nhà văn Việt Nam. Hiện nay, 32 bức tượng thạch cao trưng bày trong Ngày Thơ Việt Nam tại Văn Miếu đã được chuyển về lưu giữ tại Hội trường Hội Nhà văn Việt Nam. Khoảng cuối tháng 2, đầu tháng 3 năm 2011, một Hội đồng thẩm định gồm nhà văn Nguyễn Trí Huân và Họa sỹ Trần Khánh Chương chủ trì sẽ thẩm định, nghiệm thu tất cả các mẫu tượng.

Ông Hữu Thỉnh thừa nhận: “Vì thời gian quá gấp, việc trưng bày các mẫu tượng còn nhiều bất cập, chưa xứng tầm với ý nghĩa của dự án. Một số bức tượng chưa phản ánh đúng chân dung các tác giả. Tượng nhà thơ Huy Cận không giống. Tượng Xuân Diệu giống nhưng khuôn mặt hơi nhỏ. Tượng nhà viết kịch Lưu Quang Vũ chưa được trưng bày vì khuôn mặt anh quá trẻ so với tuổi tác và tầm vóc của anh…

Tất cả các bức tượng đều phải được kiểm tra, kiểm chứng lại bằng con mắt của các nhà chuyên môn, những người sống cùng thời với các tác giả, kể cả người thân của họ. Sau đó mới đến giai đoạn đúc tượng đồng để tôn vinh lâu dài. Sẽ không có tác giả nào vắng mặt trong “cuộc chơi lớn” này. Ý nghĩa của dự án là rất lớn nên phải thận trọng, chu đáo, nếu vội vàng sẽ dễ gây phản cảm”.

Tôn vinh các tài năng lớn, cần có cái nhìn toàn diện

Nhà thơ Nguyễn Hoa – Ủy viên Ban chấp hành, Trưởng ban tổ chức Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam cho biết: Có 40 tác giả thuộc nhiều ngành trong lĩnh vực văn học nghệ thuật (văn học, sân khấu, mỹ thuật, âm nhạc…) được Giải thưởng Hồ Chí Minh. Riêng Hội Nhà văn Việt Nam đề nghị và được xét duyệt giải thưởng cho 29 nhà văn, nhà thơ. 11 người còn lại là các Hội sân khấu, mỹ thuật, âm nhạc…

Đáng tiếc là trong số 40 tác giả được giải thưởng Hồ Chí Minh thì Ngày Thơ lần thứ 9 này mới có 32 người được bày tượng. Dù vì bất cứ lý do gì thì đây vẫn là sự thiếu sót không đáng có của Ban tổ chức. Ngày Thơ là ngày hội lớn của những người làm văn học nghệ thuật, việc trưng bày hệ thống tượng là nét mới của lễ hội, cũng là việc cần làm.

Dẫu biết điều kiện, thời gian để thực hiện là eo hẹp, nhưng nếu vì lý do thiếu thời gian mà người có, người không thì từ một việc làm ý nghĩa lại dẫn đến những thắc mắc, hiểu lầm không đáng có. Lẽ ra, Ban tổ chức cũng nên có hình thức thông tin, giải thích để người dân, và gia đình các tác giả nói riêng, không thắc mắc, hiểu lầm.

Phải thừa nhận rằng việc trưng bày tượng các tác giả được Giải thưởng Hồ Chí Minh tại Ngày thơ Việt Nam năm nay là một sáng kiến tốt của Ban Tổ chức nhằm làm cho nội dung Ngày thơ mỗi năm một phong phú hơn. Tuy nhiên, cách làm hơi… tùy tiện của Ban Tổ chức đã làm cho sáng kiến này không trọn vẹn.

Dù sao chúng ta cũng tin tưởng vào lời khẳng định của ông Chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật toàn quốc: “Sẽ không để sót bất cứ tác giả nào”. Một số tác giả “ vắng mặt” trong hệ thống tượng trưng bày của Ngày thơ vừa qua nhưng chắc chắn họ sẽ có mặt bằng tượng đồng, ít nhất là ở Bảo tàng Văn học Việt Nam.

Theo TT&VH

32 bình luận to “Một chuyện tuỳ tiện ở ngày thơ Việt Nam”

  1. Bựa ni mới lượm được tem của cậu 😀

  2. Vấn đề trọng đại mà Xem như ” Một cuộc chơi lớn” thì thiếu sót là đúng thôi , nói theo cách dân gian hay chỉ sự vội vàng , chưa đủ lực mà đã làm , vừa làm vừa điều chỉnh là ” VỪA RẠP VỪA ĐẺ ” . Vì vội vàng nên chưa đúc đồng thì trưng bày tượng thạch cao , vì vội vàng nên không chọn lựa chọn kỹ nhà điêu khắc tài hoa nên “Tượng nhà thơ Huy Cận không giống. Tượng Xuân Diệu giống nhưng khuôn mặt hơi nhỏ”. Và thật là máy móc nên “Tượng nhà viết kịch Lưu Quang Vũ chưa được trưng bày vì khuôn mặt anh quá trẻ so với tuổi tác và tầm vóc của anh…” ! Mọi vấn đề đều có thể giải quyết , riêng Lưu Quang Vũ trẻ hơn tầm vóc của anh thì chắc là bó tay 😀 . Puskin cũng qua đời sớm không hiểu bên Nga họ tôn thờ bằng hình ảnh nào . Đã thế sự việc lại hồn nhiên được đưa lên công luận cho dân tình ngao ngán 😀

  3. ha linh said

    TEM Mô hầy!

    • said

      Tình hình là nếu Linh muốn Tem Vàng thì hỏi ý kiến chị Lan một tí, kẻo sinh ra mâu thuẫn tranh chấp giữa hai chị em :D, còn nếu Tem Bạc thì đây, trao cho Linh nhẻ! 😀

      • trà hâm lại said

        HL đâu cần tem vàng hay bạc mô ?
        Chú ý chữ viết hoa của HL : TEM MÔ hầy ! . nghĩa là cần (cái) TEM (của) Mô ….. hic !

      • said

        Cô giáo Linh ời! Đoạn ni là do anh Trà nói chớ không phải Mô đâu nhé 😀
        Đọc xong còm của anh Trà, Mô không dám cười, vì giọng cười của Mô rất đơn điệu, chỉ hihihi thôi. Mà cười rứa lại sợ cô giáo cho là Mô cố tình cười bậy 😀

  4. trà hâm lại said

    Thắc mắc nhỏ : Tại sao phải có giải thưởng HCM mới được đúc tượng ?????
    Hèn chi ông Thình nói : ” Nhà thơ Hữu Thỉnh khẳng định: Tất cả những tác giả được Giải thưởng Hồ Chí Minh đều sẽ được đúc tượng đồng để tôn vinh lâu dài tại Bảo tàng Hội Nhà văn Việt Nam.”
    Hèn chi những Nguyễn Du, Nguyễn đình Chiểu ,… không được đúc tượng bảo tàng !
    Thơ VN phải chăng chỉ tính từ khi có giải thưởng HCM ?

  5. said

    Dạ, thắc mắc nhỏ của anh Trà, Mô không đủ khả năng để trả lời, có lẽ anh nên gọi ông Thỉnh tới để hỏi ạ!
    Anh Trà thắc mắc :”Thơ VN phải chăng chỉ tính từ khi có giải thưởng HCM ?”. Mô nghĩ có lẽ người ta nói Thơ VN đây là thơ cách mạng tính từ khi cướp chính quyền đến nay anh ạ!

    • trà hâm lại said

      Vậy ra tất cả các nhà thơ tự cổ chí kim đều là thơ … mõ à ? Phải có giải thưởng HCM mới được đúc tượng để trong bảo tàng ….huhuhuhuhu….
      Hèn chi mấy trăm năm trước cụ Nguyễn Du đã tiên liệu như thần :

      Bất tri tam bách dư niên hậu

      Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như ?

      (Không biết ba trăm năm lẻ nữa

      Người đời ai khóc Tố Như chăng ?)

      NGUYỄN DU

      • said

        Dạ, cụ Tố Như đúng là “thần”, vì trước mộ cụ người ta sẽ khóc, nhưng trước tượng được đúc kiểu này người ta sẽ cười đấy ạ!

  6. Phay Van said

    “Tất cả những tác giả được Giải thưởng Hồ Chí Minh đều sẽ được đúc tượng đồng để tôn vinh lâu dài tại Bảo tàng Hội Nhà văn Việt Nam”
    ———-
    Đúc tượng ngay cả khi còn sống ư? Em thấy hơi “kiêu” đấy, em nghĩ đến bác Phiêu 😀
    Hay là đề nghị Giải thưởng Hồ Chí Minh được truy tặng sau khi qua đời? Nếu vậy cái vụ đúc tượng không thành vấn đề.

  7. levinhhuy said

    Em xin lỗi các bác ạ, riêng em, khi nhìn tấm ảnh “Vườn tượng văn nhân” sao em cứ là nổi gai ốc, liên tưởng đến các cảnh… bêu đầu thị chúng trong phim Tàu!
    Sự nghiệp của tác gia là ở tác phẩm của họ, chỗ đứng của văn nhân là trong trái tim người đọc. Em mê đắm “Thi nhân Việt Nam” của Hoài Thanh & Hoài Chân từ hồi thơ bé cơ, khi chưa có cái giải anh Mô giới thiệu mô. Giả như Hoài Thanh không được cái giải ấy thì cũng chẳng vì thế mà làm suy giảm tấm lòng ngưỡng mộ của em với ông; và ngược lại, việc ông được sắc phong giải nọ cũng cứ là đek khiến em lấy làm mừng cho ông.
    Chưa làm được cái Điện Panthéon xứng đáng cho các danh nhân văn hóa nước nhà thì thôi, tạm bằng lòng với việc phổ biến tác phẩm của họ đến tay người đọc đi vậy. Kinh phí nọ thay vì làm tượng làm voi sao không dùng để in những tác phẩm tiêu biểu của họ ra để phổ biến cho mọi người cùng thưởng thức? Được thế há chẳng ý nghĩa hơn việc đúc nặn ra các ông phỗng quái gỡ làm chỗ cho chuột khoét; bày táp nham chi ở hội trường để anh/chị lao công nào đấy mỗi khi quét dọn cái Hội Nhà văn Việt nam biết đâu lại chả lầm bầm chửi rủa các vị vì đã làm vướng việc quét dọn trứng gián, mạng nhện với cứt thằn lằn?
    Ô hô, thương thay, nhà văn An Nam khổ hơn cả chó!

  8. Hà Bắc said

    Anh ơi, phanh lại cho bà con còn kịp đọc, mấy hôm không có máy, dùng điện thoại di động vào đọc xong rồi về, chẳng mấy khi còm được.
    Đầu tuần chúc anh khoẻ và sinh đẻ phải có kế hoạch nha. Cứ sinh đôi sinh ba trong một ngày là gay to đó.

  9. Dạ Thảo said

    Trăm năm sau, cháu con của Út sẽ được chiêm ngưỡng tượng bác Mô ở Văn Miếu!

Gửi phản hồi cho trà hâm lại Hủy trả lời