MÔ TÊ RĂNG RỨA

Là nơi cung cấp nước chè xanh và kẹo cu đơ

Đâu rồi Hà Nội?

Posted by CU MÔ trên 15.03.2012

 

“Cà phê ô lê bánh tây”, “tào phớ ớ…”, những tiếng rao quen thuộc ấy nay đã bị pha tạp bởi nhiều âm thanh hỗn loạn, ông Đỗ Xuân Trường, chủ hiệu Hiên trà Trường Xuân nổi tiếng đất Hà thành, chia sẻ khi nhớ về Hà Nội thủa ông còn tóc xanh và nhiều mơ mộng. Gia đình ông đã có 7 đời sống ở Hà Nội.

Bố ông là nghệ nhân điêu khắc, mẹ là thợ vẽ tranh thờ. Thời bà nội của ông đã bắt đầu làm nghề kinh doanh trà và đến đời ông thì phát triển rực rỡ và kinh doanh phát đạt.

Hiện cả ba người con của ông đều am hiểu về trà và gia đình ông có một quán trà Trường Xuân quán tại 13 Ngô Tất Tố.

—————————–

– Là người có đóng góp ít nhiều cho nền văn hóa kinh kỳ hôm nay với việc tạo dựng và lưu giữ một thói quen tao nhã: thưởng trà, ông nhận thấy người Hà Nội thời tóc ông còn xanh so với thời ông đã trở thành lão niên bát tuần như hôm nay có sự khác nhau ra sao?

+Tôi không dám mạo phạm nói đến nhiều phương diện, nhưng nếu chỉ nhìn vào cách con người ứng xử với trà thì quả đã thấy khác xưa nhiều lắm.

Thời chúng tôi còn trẻ không phải ai ai cũng thích thưởng trà, ai ai cũng có thói quen đọc sách, xã hội ngày ấy cũng có 5, 7 loại người nhưng ai đã thích những thú vui tao nhã thì họ đặc biệt tao nhã chứ không xô bồ như ngày nay, một con người có vài ba bộ mặt.

Tôi vẫn phải chứng kiến nhiều người sáng sáng đến uống trà ở quán chúng tôi nhưng chiều gặp lại ở đâu đó trên đường anh ấy sẵn sàng văng tục, chửi thề rồi. Vậy nên, tôi đã từng buồn đến chai sạn khi thấy bây giờ ít bạn trẻ thích học, thích tìm hiểu về cách thưởng trà của người Việt.

Ngày nay, quán trà mọc lên như nấm ở Hà Nội, nhưng hiếm người phân biệt được đâu là trà Hoa, trà Nhật hay trà Việt. Họ cứ tưởng trà thì đều giống nhau.

Tôi nói thế để thấy rằng, con người ngày nay hiện đại đấy nhưng họ mất đi rất nhiều sự tinh tế trong cách tiếp xúc với những thứ gọi là dấu ấn văn hóa. Hoặc đối với họ, văn hóa nằm ở những trào lưu hiện đại mất rồi.

– Sinh ra và lớn lên ở làng Ngũ Xã, nơi bây giờ có món phở cuốn nổi tiếng. Thời của ông đặc sản nơi ấy là gì?

+Đúc đồng. Đó là làng nghề đúc đồng tồn tại trong nhiều năm. Làm nghề này thì ồn lắm nhưng con người vẫn cảm thấy đó là sự ồn ào trong trật tự chứ không nhốn nháo như ngày nay. Bây giờ ở đó không còn nhiều gia đình theo nghề truyền thống.

– Ông nhớ gì nhất khi nghĩ về làng cũ của mình?

+Làng tôi ở ngày đấy là một hòn đảo bên hồ Trúc Bạch. Nhà tôi có một căn nhà lá. Chiều chiều tụi trẻ chúng tôi kéo nhau ra ngoài đường nô đùa rồi nhảy ùm xuống hồ tắm.

Bây giờ nước hồ thậm chí chẳng ai dám rửa tay, bẩn hết, ô nhiễm hết rồi. Tôi cũng nhớ đường Cổ Ngư (đường Thanh Niên bây giờ) ngày đó nhỏ lắm, chỉ rộng chừng bốn thước. hồ Tây, hồ Trúc Bạch liền kề nên từ làng tôi ở nhìn ra thấy mênh mông là nước.

– Điều mà ông thấy khác nhất ở khu vực Hồ Tây ngày nay là gì?

+Tầm nhìn. Ngày xưa đứng trên Cổ Ngư có thể phóng tầm mắt ngút ngàn nhìn ra bốn phía. Giờ đây tầm nhìn của Hồ Tây bị thu nhỏ lại rất nhiều. Nhà ven hồ mọc lên nhiều quá. Vẻ đẹp sinh thái vốn có của Hồ Tây cũng bị mất dần.

Tôi nghĩ người Hà Nội cùng thời như chúng tôi ai ai cũng cảm thấy vẻ đẹp của những mùa riêng khi đến Hồ Tây. Nhưng ngày nay thì điều đó hạn chế hẳn, thậm chí không còn cảm thấy gì nữa. Cái thứ sương mù giăng giăng mơ hồ sương khói cũng hiếm gặp, bởi không gian sinh thái bị người dân xung quanh hồ phá vỡ cả rồi.

Ngay cả chùa Trấn Quốc, đền Quán Thánh cũng không còn vẻ cô tịch nữa. Tôi cứ nghĩ rằng, người ta chỉ cần nhìn vào cách con người ứng xử ở những nơi tôn nghiêm để biết rõ xã hội nơi đó thế nào.

Và theo cách đó, giờ đây nếu bạn dừng chân ở một ngôi chùa hay ngôi đền nào đó ở Hà Nội vào những ngày lễ, tết thì sẽ cảm thấy rõ sự “xộc xệch” của xã hội.

– Hà Nội nổi tiếng với những gánh hàng rong, xin hỏi thời của ông, hàng rong thường bán những gì?

+Hàng rong đến bây giờ vẫn là đặc sản của Hà Nội đấy chứ. Nhưng đúng là tiếng rao của những gánh hàng rong bây giờ đã khác. Tôi nhớ ngày xưa, mỗi buổi sáng khi có tiếng rao: “cà phê ô lê bánh tây”, “tào phớ ớ”, … là tôi được mẹ cho mấy hào ra ngõ. Chúng tôi rủ nhau cùng ăn bánh tây rồi sau đó uống cà phê (bánh tây chính là bánh mì) rất vui vẻ.

Bây giờ người ta bán đủ loại mặt hàng bằng những gánh hàng rong, nhưng tiếng rao vừa dứt có khi người bán đã khuất dạng. Phố phường huyên náo, người bán hàng rong dường như cũng sống vội vã cho nó vừa nhịp với đời sống thị thành nên người nhanh chân thì mua được hàng, người chậm chân thì lại phải đợi gánh hàng sau hoặc tự tìm một cách mua hàng khác.

– Nghe ông nói thì thấy Hà Nội ngày nay từ phong cảnh, nếp sống cũng đều thay đổi theo hướng xuống cấp dần. Thực ra thì ông chiêm nghiệm thấy điều gì sau một đời trải nghiệm?

+Phải thừa nhận, cái nhìn của lứa chúng tôi về cuộc sống hiện đại không tránh được sự nuối tiếc về một thời quá vãng đã đi qua. Hoài cổ và nuối tiếc điều tốt đẹp xưa là cảm giác có lẽ ai cũng bị rơi vào.

Còn nhìn một cách công bằng, xã hội thay đổi thì con người, phong cảnh cũng theo đó đổi thay là lẽ tất yếu. Và cuộc đổi thay nào, du nhập nào cũng có những mặt mạnh và yếu riêng của nó.

Tôi cũng an ủi, tự nghĩ đến tương lai bằng suy nghĩ tích cực rằng, cái tàn dư rồi sẽ theo thời gian bay đi. Chẳng lẽ Hà Nội ngàn năm văn hiến chỉ một phen mà mai một.
Tôi tin rằng, cái gì là huyết mạch thì nó sống dai dẳng lắm nên vẫn tin là nó đang khuất lấp và chờ một ngày trỗi dậy. Bởi vì quán trà của gia đình tôi hiện vẫn có những khách quen là những cô, cậu tú tách mình ra khỏi đời sống ồn ào mà chiêm nghiệm.

Cũng chính họ khiến gia đình tôi tiếp tục có niềm tin nuôi dưỡng niềm tin gìn giữ đạo trà.

 

21 bình luận to “Đâu rồi Hà Nội?”

  1. Hà Nội said

    Đây ạ em Hà Nội đây ạ hì hì TEM!

  2. Zoe said

    Nhớ Hà nội xưa của mình quá!

    • CU MÔ said

      Chính xác! Trước đây Mô đã sống ở Hà Nội 13 năm, vẫn còn nhớ tiếng tàu điện leng keng, tiếng rao, tiếng người Hà Nội chào hỏi nhau thân thiện và quan trọng là nét thanh lịch của họ không lẫn vào đâu từ đầu tóc, trang phục cho tới lối ứng xử! Bây giờ những người như vậy vẫn còn, nhưng không nhiều vì bị pha tạp quá rồi.

  3. Dân Cổng Chốt said

    Thì O Hà Nội vẫn kia
    Bài mô mà “hắn” không về …giựt tem.
    Tui chừ sức khỏe hom hem
    Răng mà chạy kịp mấy em…cẳng dài.
    😆

  4. Mời bà con vào chơi nhà anh Chốt:
    http://dancongchot.wordpress.com

    • CU MÔ said

      Rồi rồi, cu Mô chui vô uống trộm rượu nhà anh Chốt rồi, nhà đẹp lắm, nhưng “của nả” vẫn còn ít vì mới nhập gia mà. Mai mốt anh Chốt sẽ thành “đại gia” cho mà coi 😀

  5. Dân Cổng Chốt said

    Rảnh rỗi,ung mụ Mô Tê ghé nhà mềnh nhởi nha.Mới được Út Nhỏ tặng cho nhà mới cứng.Nhớ rứa đọ!
    Chúc khỏe nha!

  6. Lặng im vì nói ra thì va lung tung …

  7. Hình như cái gì … xưa cũng đẹp ?

  8. Thành said

    Hà Nội trong lòng Vinh. Mà Hà Nội cũng là ái phi cơ mà!

  9. hth said

    Hà lội đẹp mãi trong tim ta, như bản tình ca…. chát, chát!

  10. huongbuoi said

    Có lẹ anh Mô phải kêu là “Mô rồi việt nam ơi?” he he

Gửi phản hồi cho Thành Hủy trả lời