MÔ TÊ RĂNG RỨA

Là nơi cung cấp nước chè xanh và kẹo cu đơ

KHI ĐÀN CHIM TRỞ VỀ (Gió Đại ngàn) (TẬP 18 – PHẦN II)

Posted by CU MÔ trên 14.03.2010

Kịch bản phim truyện truyền hình

Khi đàn chim trở về ở phần 2 được đổi thành Gió Đại ngàn

TẬP MƯỜI TÁM
Trên đường rừng ( ngày )
+Hoàng Tân và Mỷ đang sóng đôi đi trên một con đường nhỏ ven rừng. Hoàng Tân nét mặt trầm tư suy nghĩ. Mỷ theo dõi thái độ của Hoàng Tân với ánh mắt dè dặt cảm thông. Một lát sau cô lên tiếng:
-Theo em cứ phải bình tĩnh thôi anh ạ. Dù sao anh Thành vẫn còn có quyền khiếu nại lên Toà phúc thẩm kia mà.
+Hoàng Tân thở dài:
-Đành là thế, nhưng anh không thể ngờ được Toà lại cố tình áp đặt để tuyên Thành với mức án như vậy. Ngay cả đối với em, anh vẫn có thể nói rằng Thành hoàn toàn vô tội.
-Nhưng chính anh và anh Thành đều không chứng minh được điều đó. Trong khi những gì diễn ra tại phiên toà đều bất lợi cho anh ấy.
+Hoàng Tân tỏ ý băn khoăn:
-Đúng là bất lợi thật. Trước khi diễn ra phiên toà anh cũng không lường trước được sự việc này. Mặc dù các nhân chứng là nhân viên kiểm lâm và ông Thào A Phử đều thừa nhận là Tài nổ súng bắn Thành trước, nhưng Cường Trọc và Vượng Móm lại phản cung. Mình yếu lý hơn họ ở chỗ hiện nay Hùng Cá Lóc đã bỏ trốn, cơ quan công an đang phát lệnh truy nã trong toàn quốc, đã thế trong quá trình điều tra công an chỉ thu giữ được 3 vỏ đạn K59, người ta đã vin vào cớ này để buộc tội Thành về tội cố sát.
-Nhưng có đúng là trước khi bắn Tài Hà Mã, anh Thành đã bắn cảnh cáo ba phát không ?
+Hoàng Tân gật đầu:
-Chính Thành đã khẳng định nhiều lần với anh về vấn đề này. Cậu ấy bảo trước đó đã nổ ba phát cách nhau vài phút trước khi xảy ra sự việc.
+Mỷ lo lắng:
-Vậy bây giờ phải làm sao. Nếu kháng cáo mà không đưa ra được những chứng cứ cụ thể thì mình sẽ tiếp tục thua tại phiên toà phúc thẩm.
+Hoàng Tân trầm ngâm một lúc rồi nói:
-Anh nghĩ chỉ còn một cách duy nhất có thể giúp Thành giảm án được thôi.
-Cách gì ?
-Thuyết phục Sương vận động Hùng Cá Lóc ra tự thú. Nếu Hùng thừa nhận là Tài Hà Mã đã bắn Thành và bị Thành bắn trả thì Toà khó có thể kết tội nặng cho cậu ấy được.
+Mỷ băn khoăn:
-Nhưng Sương đã nói không biết Hùng ở đâu kia mà.
-Cô ta sợ nên nói thế thôi. Em còn nhớ hôm ta gặp cô ấy đang cho chim ăn và thầm thì với chú chim câu gì không ?
+Mỷ sực nhớ:
-Đúng rồi…em nhớ hôm đó Sương thủ thỉ với chú chim rằng sẽ đi thăm Hùng ở một nơi nào đó…ờ mà sao tự dưng ta lại quên mất chi tiết ấy nhỉ. Bây giờ ta đến tìm Sương để thuyết phục cô ấy vận đồng Hùng ra tự thú đi.
+Hoàng Tân gật đầu:
-Ừ…đi đi…
*
* *
Nhà khách Kiểm lâm ( nội – ngày )
+Trong phòng có vợ chồng ông Hoạt, Vân, Toàn, chi cục trưởng kiểm lâm và một số nhân viên kiểm lâm khác cùng Thọ, A Lử, Xuân và Liên. Mọi người đều thể hiện sự mệt mỏi, lo lắng.
+Bà Hoạt tỏ ra hết sức đau khổ trước việc con mình bị án oan. Bà vừa khóc vừa rền rĩ với ông Hoạt:
-Đấy, xưa nay đã bao lần tôi nói với ông rồi, chẳng phải việc của cha của ông gì mình mà cứ vơ vào. Để đến nỗi bây giờ nó phải mang thân tù tội thế này… giời ơi là giời, nào phải tôi ăn ở thất đức gì cho cam mà ra nông nỗi này…
+Ông Hoạt cau có gắt:
-Bà im đi cho tôi nhờ. Tưởng tôi sung sướng lắm đấy à…( nói tới đây ông chợt vằn mắt lên ) – Được rồi…cứ để đấy, tôi lại đội đơn ra tận Trung ương để hỏi xem vì cớ gì người trồng rừng, người giữ rừng thì lại bị tù tội, còn kẻ phá rừng lại được dung túng bao che…
+Bà Hoạt lại rền rĩ:
-Thôi thôi, ông dẹp cái chuyện kiện tụng ấy lại cho tôi…con ở tù chưa đủ hay sao mà ông lại còn định bẻ que đi chống trời…Chẳng đi đâu nữa hết, không trồng rừng, giữ rừng gì nữa hết. Về, ông phải về nhà mà lo cái thân già, đừng có ngửa tay mà đi xin việc thiên hạ nữa.
+Ông Hoạt cau mày:
-Bà nói cứ như là là…Việc đâu thì cứ để nó ra một việc chứ. Bà không thấy bà con thôn Pán Sử họ thương thằng Thành nhà mình như thế nào à. Người ta đã lặn lội ra tận đây để nghe xử án là không phải chuyện chơi đâu. Tôi phải có trách nhiệm thay thằng Thành giúp họ chứ.
+Vân ngồi bên bà Hoạt nói giọng buồn rầu:
-Bác ạ! Việc anh Thành dù sao cũng như thế rồi, bây giờ ta cần phải bình tĩnh để chờ pháp luật xử lý thôi bác ạ. Dù sao thì vẫn còn một phiên phúc thẩm nữa cơ mà.
+Ông Hùng Chi cục trưởng Kiểm lâm nói với ông bà Hoạt:
-Chúng tôi cũng rất bất bình trước việc này. Vì danh dự của ngành, vì quyền lợi chính trị của cậu ấy và để tỏ thái độ kiên quyết bảo vệ rừng bất chấp có sự ngăn trở nào, hai bác và gia đình cứ yên tâm, chúng tôi dứt khoát sẽ theo đuổi vụ án này đến cùng. Không bao giờ cũng tôi để cậu Thành bị kết án oán đâu.
+Các nhân viên kiểm lâm cũng lên tiếng:
-Hai bác và cô Vân cứ yên tâm, dứt khoát sự việc sẽ được làm sáng tỏ thôi mà.
-Không thể để toà kết án một cách vô lý như thế này được, phải kiện đến tận nơi, tận chốn chứ…
+Chợt bên ngoài có tiếng người nói lao xao… Mọi người nhìn về phía đó tỏ vẻ ngạc nhiên. Mọi người nhận ra đó là những người dân thôn Pán Sử. Dẫn đầu là Trưởng thông Giàng A Páo, thầy mo Thào A Phử, A Lềnh, A Sinh, A Pho, Xinh…
+Thọ bước tới trước đoàn người hỏi to:
-Mọi người đi đâu đây ?
+Trưởng thôn Giàng A Páo lên tiếng:
-Bà con dân bản đang đến để hỏi ý kiến các cán bộ và cô giáo đây.
-Các bác cứ hỏi ạ.
-Thầy mo Thào A Phử nói, chính thằng Tài Hà Mã dùng súng bắn bị thương cán bộ Thành rồi mới bị cán bộ Thành bắn chết. Thế thì tại sao toà án lại bắt phạt cán bộ Thành ?
+Tiếng những người dân xôn xao:
-Đúng như thế đấy…
-Thằng Tài Hà Mã bắn trước chứ…
-Phải đi đòi thả cán bộ Thành ra thôi.
+Trưởng thôn Giàng A Páo giơ tay:
-Bà con trật tự. Các cán bộ à, bà con thấy rằng chuyện cán bộ Thành bắn chết thằng Tài Hà Mã, mọi người thấy đáng đời cho nó lắm…
+Tiếng người dân:
-Đúng, phải bắn chết nó mới đáng đời.
-Nó mà còn sống, còn làm hại hơn con sâu con bọ, phải giết chết nó đi.
+Giàng A Páo lại giơ tay:
-Bà con trật tự! Cán bộ thấy bà con nói chưa. Đối với lũ giặc rừng như thằng Tài Hà Mã là phải giết như thế mới đáng đời. Nhưng tại sao toà án lại bắt phạt cán bộ Thành về tội giết nó ? Lẽ ra phải thưởng mới đúng chứ.
+Những tiếng xôn xao:
-Đúng rồi, phải thưởng chứ.
+Giàng A Páo:
-Thôn Pán Sử vừa họp xong, mọi người quyết định ngay hôm nay sẽ đi về tỉnh để đòi công an, toà án phải thả cán bộ Thành, để cán bộ Thành được về giúp bà con trồng rừng xoá đói, giảm nghèo. Chúng tôi đến đây để rủ các cán bộ có đi với chúng tôi không ?
+Nghe Giàng A Páo nói vậy, Thọ, Vân, Liên, Xuân đều nhìn nhau vì bị bất ngờ. Họ thì thào trao đổi với nhau một lát, rồi Vân bước tới trước mọi người:
-Thưa bà con! Chúng tôi rất xúc động và thông cảm trước việc bà con lo lắng cho anh Thành. Nhưng việc anh ấy bị toà án xử như thế nào cần phải được tìm hiểu kỹ, vì thế mong bà con hãy bình tĩnh kết quả của phiên phúc thẩm tới như thế nào đã.
+Những tiếng xôn xao:
-Chờ biết đến bao giờ ?
-Chẳng lẽ cứ ngồi chờ trong khi cán bộ Thành bị bắt giam như thế à?
-Không thể chờ được đâu, phải đi thôi.
-Thưa bà con ! ( Có tiếng ngoại hình, mọi người nhìn lại thấy ông Hoạt đang đứng ở cửa. Trông ông vẫn mệt mỏi, bơ phờ nhưng sắc thái có phần tỉnh táo hơn ) – Như lần trước tôi đã nói với bà con. Việc thằng Thành con tôi làm sao, đúng sai thế nào sẽ có pháp luật xử lý. Bà con đừng tự ý kéo lên tỉnh, như thế là làm mất trật tự nơi công cộng, là vi phạm luật pháp. Vì thế, tôi mong bà con hãy bình tĩnh để chờ cơ quan chức năng giải quyết.
+Nghe ông Hoạt nói, mọi người tỏ vẻ đồng tình, nhưng họ vẫn xôn xao:
-Thế thì phải làm sao cho cán bộ Thành sớm về với dân bản chứ.
-Chẳng lẽ lại để cán bộ Thành bị bắt giam oan ức như thế à ?
+A Lử chợt lên tiếng:
-Tôi có cái ý này, giờ thôn ta làm một cái đơn chung gửi lên trên huyện, trên tỉnh để xin thả cán bộ Thành ra. Như thế là không mất trật tự nhưng cán bộ trên đó vẫn hiểu được cái ý của dân.
+Nghe A Lử nói vậy, mọi người vỗ tay tán thưởng:
-Đúng rồi, đúng rồi…
-Viết một cái đơn, cả bản ký tên vào để gửi lên tỉnh, lên huyện cứu cán bộ Thành.
+A Sình chợt lên tiếng:
-Nhưng mọi người có biết cái chữ đâu mà ký.
+Mọi người ngớ ra nhìn nhau ngượng nghịu:
-Ờ nhỉ, tao có biết chữ đâu mà ký…
-Tao cũng thế…
+Thọ lên tiếng:
-Bây giờ mọi người thấy cái chữ quan trọng chưa. Thế mà khi các cô giáo đi vận động cho con em đi học, nhiều người lại không cho đấy.
+Tẩn A Lềnh nghe Thọ nói vậy liền cúi đầu xuống vẻ xấu hổ, nhưng ông vẫn nói đủ cho mọi người nghe:
-Tao giờ nhận rừng rồi, cũng muốn cho thằng A Xua đi học để rảnh cái tay, cái chân chứ.
+Một người khác:
-Ừ, tao cũng định cho con tao đi học đấy.
+Giàng A Páo nói to:
-Bây giờ thế này, việc cho con cái đi học tính sau, còn bây giờ trong bản chỉ có thầy mo là người biết chữ. Thầy viết cái đơn, còn mọi người điểm chỉ vào, thế là được. Mọi người đồng ý không ?
+Tiếng mọi người:
-Đồng ý !
+Thào A Phử nhìn A Lử nói:
-Cô giáo Xuân đã bày cho A Lử biết cái chữ rồi đấy, để nó viết hay hơn tao đấy.
+Mọi người nhìn A Lử, anh nghĩ một tí rồi gật đầu:
-Tôi viết cũng được, rồi nhờ bố và cô giáo sửa nhé.
*
* *
Công ty Suối Hoa ( ngày )
+Hoàng Tân và Mỷ đi vào Công ty Suối Hoa. Lúc này một không khí ảm đạm bao trùm ở nơi đây. Không còn cảnh tấp nập khách khứa vào ra, những nhân viên phục vụ ăn mặc khêu gợi tươi cười đón chào khách như trước kia nữa. Thay vào đó là những nét mặt uể oải, những người làm công đang thu dọn đồ đạc để về quê.
+Sương cũng đang nằm trong số đó. Lúc này cô đang thu xếp một vài thứ lặt vặt cho vào chiếc valy nhỏ. Vẻ mặt cô buồn hiu hắt. Bên cạnh cô là chiếc lồng chim, chú chim bị nhốt trong lồng nhảy nhót cố tìm cách để bay ra. Sương cầm chiếc lồng lên ngắm nghía, cô thì thào với nó:
-Chị thương em lắm chim ạ. Chị cũng muốn thả em ra, để em được tự do về với rừng mà nhảy nhót hót ca…Nhưng thả em ra thì chị cô đơn lắm. Giờ chị đã mất việc rồi, anh Hùng lại đang ở xa. Em chịu khó ở với chị nhé, khi nào anh Hùng về với chị, lúc đó chị sẽ để em được tự do…Em nhé…
+Hoàng Tân và Mỷ đi tới. Vừa trông thấy hai người, ánh mắt Sương tươi lên, cô đặt vội lồng chim xuống nói như reo:
-May quá, em đang định đi tìm thì anh chị lại tới.
+Mỷ thấy Sương vui, cô cũng mỉm cười hỏi:
-Có chuyện gì vậy Sương ?
+Sương vẫn vui vẻ:
-Anh chị vào đây, em có cái này chắc hai người sẽ mừng lắm…
+Hoàng Tân và Mỷ bước vào. Sương lấy ra một gói giấy đưa cho Hoàng Tân:
-Đây là cái mọi hôm anh cần tìm phải không ?
+Hoàng Tân mở gói giấy ra, vẻ mặt anh vừa bàng hoàng, ngạc nhiên vừa vui mừng khôn xiết, anh reo lên:
-Cái đĩa mềm. Em tìm đâu ra thế này ( Hoàng Tân đưa chiếc đĩa cho Mỷ ) – Chiếc đĩa mềm ghi số liệu của Công ty Suối Hoa đây này…
+Mỷ cầm chiếc đĩa với thái độ hết sức vui mừng. Sương cũng vui lây với niềm vui của hai người:
-Em lấy lại từ chỗ chị Thu đấy. Hôm qua chị ấy về đây, em hỏi chị ấy về chiếc đĩa, chị ấy bảo hôm quét dọn phòng bà chủ Yến Chi, thấy chiếc đĩa nằm trong ngách bàn dưới đất, nghĩ là đĩa hỏng chị ấy nhặt về cho con chơi…
+Hoàng Tân mừng rỡ:
-May quá. Thế chị Thu đâu rồi hả em, để anh cảm ơn chị ấy.
+Sương buồn rầu:
-Công ty tạm thời đóng cửa nên chị ấy bế con về quê rồi anh ạ.
+Mỷ nhìn chiếc valy quần áo của Sương, hỏi:
-Sương cũng đang định đi đâu đây ?
+Sương thở dài:
-Có lẽ trước mắt em phải về quê một thời gian đã. Khi nào công ty làm việc trở lại thì em sẽ lên.
+Mỷ ái ngại:
-Về quê à. Em định về làm gì ở quê ?
+Sương tỏ vẻ bối rối một tí rồi lắc đầu nói:
-Em cũng chưa biết. Nhưng có lẽ em sẽ đi làm ruộng thôi…
-Liệu có đủ ăn không ?
-Không đủ thì cũng phải cố thôi chị ạ, em không còn cách nào khác nữa.
+Mỷ suy nghĩ một tí rồi nói:
-Sương này…hay là em về quê chị. Hiện nay người ta đang có phong trào nhận đất trống, đồi núi trọc để phát triển kinh tế vườn đồi, vườn rừng. Để chị sẽ nói giúp địa phương cấp cho em vài ba héc ta mà làm. Em sẽ có công việc ổn định. Trước mắt hơi vất vả một tí, nhưng về lâu về dài nếu chịu khó em sẽ có thể làm giàu được đấy. Em đồng ý không ?
+Sương tỏ ra háo hức:
-Có thể làm giàu từ rừng được hả chị. Thế thì chị giúp em với. Về quê với mấy sào ruộng có quần quật mấy cũng không thể đủ ăn được đâu chị ạ. Còn để có cuộc sống ổn định thì vất vả thế nào em cũng chịu được. Chị giúp em với chị nhé.
+Mỷ gật đầu quả quyết:
-Được rồi, chị sẽ giúp. Còn bây giờ, có một việc này chị với anh Hoàng Tân tới đây tìm em để đề nghị em giúp đỡ.
+Sương sốt sắng:
-Vâng ạ. Có việc gì anh chị cứ nói, nếu làm được em sẽ làm ngay.
+Hoàng Tân hỏi Sương:
-Em có biết anh Hùng giờ đang ở chỗ nào không ?
+Nghe Hoàng Tân hỏi vậy, Sương hơi ngớ người ra, vẻ mặt cô thoáng lo lắng, cô lắc đầu, nói bối rối:
-Ơ…không không…em không biết…
+Mỷ nhìn thẳng vào mắt Sương:
-Chị biết là em đang nói dối. Hãy nói thật đi, Hùng đang ở đâu ?
+Hoàng Tân tiếp:
-Em cũng biết phiên toà vừa rồi xử anh Thành chứ ?
+Sương gật đầu, nói bất bình:
-Tại sao người ta lại xử anh Thành với tội nặng như thế nhỉ. Em thấy oan cho anh ấy quá.
+Mỷ gật đầu:
-Chính vì anh Thành bị xử oan, nên bọn chị mới tìm đến em để nhờ em tìm Hùng, vì chỉ có Hùng mới có thể làm nhân chứng minh oan cho anh ấy. Hãy cho bọn chị biết đi, Hùng ở đâu ?
+Sương suy nghĩ một tí rồi rụt rè hỏi:
-Nhưng liệu anh Hùng có bị làm sao không hả chị?
+Mỷ nói kiên quyết:
-Chị tin rằng pháp luật sẽ khoan hồng cho bất kỳ ai biết ăn năn hối cải. Việc em kêu gọi Hùng ra tự thú, một là giúp bọn chị giải oan cho anh Thành, hai là chính Hùng cũng sẽ được hưởng lượng khoan hồng của pháp luật, lúc đó hai em mới có cơ hội để được gần nhau.
+Sương cúi đầu suy nghĩ một lúc:
-Anh chị để em suy nghĩ đã…
*
* *
Trong tiệm cà phê ( ngày )
+Hoàng Tân và Mỷ đang ngồi trong tiệm cà phê. Một chú bé bán báo đi qua, tay cầm xấp báo rao liến thoắng:
-Báo đây báo đây…tin tức cập nhật đây, các báo đều đồng loạt đưa tin việc Toà án kết án oan sai cho anh Nguyễn Văn Thành, Hạt trưởng hạt Kiểm lâm Yên Sơn đây. Ai mua báo đây…người có công thành người có tội, kẻ có tội lại trở thành nạn nhân đây…
+Mỷ vẫy tay gọi:
-Này chú bé…
+Chú bé bán báo chạy vội tới:
-Cô mua đi cô. Báo mới ra ngày hôm nay đấy. Tờ báo nào cũng đăng bài về vụ Toà án xử kiểm lâm bắn chết lâm tặc ở huyện ta, cô mua đi…
-Bán cho cô mỗi số một tờ…
+Thằng bé vui mừng đưa báo cho Mỷ:
-Đây ạ ! ( nó nhận tiền ) – Cảm ơn cô…báo đây…báo đây. Tin tức cập nhật về toà án xử oan sai cho người có công bảo vệ rừng đây…
+Tiếng một người khách:
-Ê bé…bán cho anh tờ báo nào…
-Đây ạ…chú mua đi…Thời Đại, Pháp Luật, Tiền Phong, Lao Động, Tuổi Trẻ…chú muốn chọn mua báo nào ạ…
-Tờ nào cũng được, miễn là có bài kiểm lâm bị kết án oan sai ấy.
-Đây ạ!
+Mỷ chỉ tay vào tờ báo nói với Hoàng Tân:
-Báo Thời Đại đăng bài của anh đây này…Các báo khác đều có bài bênh vực cho anh Thành cả…
+Hoàng Tân cầm lấy một tờ báo xem qua rồi nói vui mừng:
-Tốt quá! Như thế là công luận đều đứng về lẽ phải. Anh tin rằng trong phiên toà tới chúng ta sẽ làm rõ mọi sự thật để bảo vệ cho Thành…

*
* *
Suối ven rừng ( ngày )
+Xuân và A Lử đang ngồi bên nhau trên một tảng đá ở giòng suối. Trước mặt họ là làn nước trong veo chảy lanh tanh qua các kẽ đá, tung bọt trắng xoá rồi tiếp tục lững lờ trôi xuôi. Thỉnh thoảng có vài chiếc lá rơi xuống xoay tít, chìm nghỉm trong giòng xoáy, rồi lát sau đã thấy bình thản trôi cách đó một quãng. Phía sau lưng hai người là cánh rừng đang lên xanh tốt, cành lá như uồm xuống chở che họ và làm cho bóng hình hai người in xuống giòng suối lung linh huyền ảo.
+A Lử có vẻ tư lự nhìn giòng suối, nét mặt anh thoáng một chút buồn. Xuân nhận thấy điều đó, cô liếc nhìn anh với ánh mắt băn khoăn lo lắng. Một lát sau, cô khẽ giật ống tay áo của A Lử và hỏi :
-Sao anh lại yên lặng thế, em làm anh buồn gì à ?
+Nghe Xuân hỏi, A Lử như sực tỉnh, anh nhìn Xuân với ánh mắt hơi bối rối, rồi nói với giọng của người có lỗi :
-À, không, Xuân có làm gì cho tôi phải buồn đâu.
+Xuân vẫn chưa hết ngạc nhiên :
-Thế sao từ nãy tới giờ anh không nói năng gì cả, lại buồn nữa. Có chuyện gì không anh ?
+A Lử khẽ thở dài, mắt vẫn đăm đăm nhìn giòng suối :
-Từ ngày anh Thành bị bắt đến nay, cứ có chuyện gì vui hay buồn, tôi đều lại nhớ anh ấy. Không biết bây giờ anh ấy đang làm gì nữa…
+Xuân hơi ngỡ ngàng trước vấn đề A Lử vừa nói, vẻ mặt cô cũng thoáng buồn. Xuân nén tiếng thở dài :
-Có lẽ trong đó anh ấy cũng đang suy nghĩ về chúng ta, về những công việc mà anh ấy đang còn làm dang dở.
+A Lử gật đầu :
-Tôi cũng nghĩ như thế. Hôm toà đọc án phạt tù, anh ấy buồn, nhưng vẫn dặn bà con thôn bản về tiếp tục trồng rừng, mình không làm được như thế là có lỗi với anh ấy. Xuân thấy thế đúng không ?
+Xuân gật đầu:
-Vâng! Nhưng em nghĩ thể nào anh Thành cũng sẽ được về với chúng ta.
+ánh mắt A Lử trở nên vui vẻ hơn, anh gật đầu nói giọng sốt sắng:
-Nhất định quá đi chứ. Anh ấy phải về với bà con ta chứ. Nói thật với Xuân, từ hôm vắng anh Thành, tôi cứ như thiếu cái tay cái chân, cái đầu mình muốn nghĩ cũng thấy khó lắm.
+Xuân mỉm cười, nhìn A Lử trìu mến:
-Vì A Lử là em trai của anh Thành đúng không ?
+A Lử lại gật đầu, nhưng giọng nói lại thoáng buồn:
-Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ mà. Tôi với thằng A Sình buồn lắm. Nhưng tôi bảo nó muốn khỏi buồn thì phải trồng rừng thật nhiều vào, chăm sóc rừng thật tốt vào, để khi nào về nhìn thấy anh Thành sẽ vui.
+Xuân nhìn A Lử với cái nhìn đằm thắm, chan chứa yêu thương :
-Hôm nay A Lử có chuyện buồn hay chuyện vui thế ?
+A Lử ngạc nhiên:
-Tôi đang vui đấy! Nhưng sao Xuân lại biết?
+Xuân cười:
-Thì lúc nãy A Lử chẳng bảo khi có chuyện gì buồn hay vui A Lử lại nhớ tới anh Thành mà.
+A Lử sực nhớ, cười, gật đầu:
-Đúng đấy! Nhưng Xuân biết vì sao tôi nói thế không ?
+Xuân lắc đầu:
-Cái này thì Xuân chịu. A Lử nói đi!
+A Lử nhìn thẳng vào mắt Xuân, vẻ mặt và giọng nói của anh nghiêm trang nhưng chứa chan xúc động:
-Xuân biết không, chúng ta hôm nay được ngồi bên nhau như thế này là nhờ anh Thành cả đấy. Nếu không có anh ấy, thì biết đâu bây giờ tôi vẫn là tôi, còn Xuân cũng đã ở đâu rồi…
+Xuân thốt lên khe khẽ:
-Kìa…A Lử !
+A Lử giơ tay lên như ngăn lại:
-Hãy để tôi nói, từ hôm anh Thành bị bắt tới giờ, tôi suy nghĩ nhiều lắm, nếu không có anh ấy thì biết đâu bây giờ tôi cũng giống như thằng Tài Hà Mã, hay là đang ngồi bóc lịch trong nhà tù và chẳng bao giờ tôi được có em…có đúng thế không Xuân ?
+ánh mắt của Xuân nghẹn nước:
-Vâng!
+Giọng nói của A Lử vẫn nghiêm trang nhưng chứa chan sự biết ơn:
-Nhắc lại chuyện buồn cũ là điều không nên, nhưng hôm nay Xuân có giận tôi cũng phải nói. Lần Xuân nhảy xuống suối tự vẫn, nếu không có anh Thành cứu, thì bây giờ chúng mình đâu còn có nhau…
+Xuân ngước mắt nhìn A Lử, rồi cô khẽ tựa vào lồng ngực vạm vỡ của anh, nói trong niềm xúc động:
-Vâng, em hiểu điều đó lắm…Chúng mình suốt đời cảm ơn anh ấy, phải không anh ?
+A Lử cúi xuống nhìn Xuân, bốn mắt nhìn nhau đầy thân thương trìu mến, rồi họ đắm đuối hôn nhau. Tiếng suối chảy lanh tanh như tiếng reo vui, cùng với tán lá rừng xạc xào trong gió, và đâu đây một tiếng sáo Mèo trầm bổng, dặt dìu…
+Một lát sau, Xuân thoát khỏi cơn mê, cô khẽ mỉm cười nói với A Lử:
-Vẫn còn điều vui anh chưa nói đâu đấy!
+A Lử như sực nhớ, anh nâng bàn tay Xuân lên áp vào ngực mình, nhìn sâu vào mắt cô, nói giọng truyền cảm:
-Tôi đã hỏi ý kiến bố mẹ tôi rồi đấy.
+Xuân ngạc nhiên:
-Hỏi gì cơ?
+A Lử hơi bối rối một tí:
-Hỏi về chuyện của chúng mình…
+Xuân vờ như không hiểu:
-Nhưng mà chuyện gì?
-Tôi nói với bố mẹ rằng tôi muốn cưới Xuân làm vợ…
+Nghe A Lử nói, Xuân yên lặng một tí để che giấu cảm xúc, rồi liếc nhìn A Lử, mắt thoáng vẻ tinh nghịch:
-Thế…bố mẹ bảo sao?
-Bố mẹ tôi bảo nếu cô giáo muốn thì bố mẹ tôi cũng muốn…
+Xuân ngạc nhiên:
-Sao bố mẹ lại bảo thế ?
-Vì…sợ cô giáo không ưng nên bố mẹ tôi bảo thế!
+Xuân liếc nhìn A Lử, ánh mắt cô ngời lên niềm hạnh phúc, một lát sau cô lại hỏi vẻ tinh nghịch:
-Thế nếu em muốn, bố mẹ muốn thì A Lử có muốn không ?
+A Lử cười, ôm siết Xuân vào lòng:
-Muốn quá đi chứ. Từ lâu tôi đã muốn cô giáo làm vợ tôi rồi mà. Bây giờ nếu cô giáo đồng ý rồi, lát nữa tôi sẽ về báo cho bố mẹ tôi biết để chuẩn bị làm đám cưới.
-Sao nhanh thế?
+A Lử mỉm cười, nhưng ánh mắt buồn và giọng nói bâng khuâng:
-Chỉ là chuẩn bị thôi mà. Tôi nghĩ thế này cô giáo thấy có được không?
-Nghĩ gì cơ?
+A Lử ngồi lặng yên nhìn những tán lá rừng đang chao nghiêng trong gió một lúc rồi nói:
-Tôi nghĩ…mình phải chờ anh Thành về rồi mới tổ chức đám cưới, cô giáo có đồng ý không ?
+Vẻ mặt Xuân chợt trở nên xúc động, cô nắm chặt lấy tay A Lử:
-Anh tốt bụng quá! Vâng, em đồng ý ( cô lại ngả vào ngực A Lử, rồi giọng nói chợt nũng nịu ) – Nhưng…sao anh cứ gọi em là cô giáo mãi thế?
+A Lử sực nhớ, hơi ngượng:
-Cái miệng tôi quen nói thế rồi. Tôi cố sửa sẽ thành quen thôi mà.
+Họ mỉm cười nhìn nhau, ánh mắt nồng nàn say đắm, tay trong tay. Một lát sau, A Lử như sực nhớ điều gì, mặt rạng ngời, mắt ngời sáng, anh nói hồ hởi:
-Đi tìm A Sình với cái Xinh đi.
+Xuân ngạc nhiên:
-Để làm gì?
+A Lử kéo tay Xuân đứng dậy:
-Thì cứ đi rồi khắc biết. Tôi nghĩ được một chuyện này hay lắm.
+Vẻ mặt Xuân chưa hết ngạc nhiên, nhưng cô vẫn đứng dậy đi theo A Lử.
*
* *
Đồi cây mới trồng ( ngày )
+A Sình và Xinh đang chăm sóc đồi cây mới trồng. Họ dùng những ống bương múc nước dưới suối rồi cõng lên đồi tưới cho từng gốc cây. Họ làm một cách chăm chỉ, cần mẫn với tất cả sự đam mê. Một lát sau, A Lử tưới hết chỗ nước trong ống rồi nói với Xinh:
-Nghỉ một lúc đã. Mệt quá rồi đấy.
+Họ dựng ống nước, rồi cả hai leo lên một tảng đá ngồi nghỉ. A Sình chỉ những cây non đã bắt đầu bén rễ lên xanh, nói với Xinh:
-Ông Hoạt bảo chỉ năm sáu năm nữa, rừng cây này sẽ cho ta tiền tỷ đấy.
+Xinh mỉm cười, liếc mắt nhìn A Sình nói vui vẻ:
-Thì bây giờ phải chăm sóc nó cho tốt đi đã. Không chịu làm thì sao có tiền được.
+A Sình vẫn hào hứng:
-Thì bây giờ chúng ta đang chăm sóc đây thôi. Phải làm chứ, không làm sao được, mình làm cho mình, cho con cái, cho cả mọi người nữa chứ.
+Xinh cũng lây theo sự hào hứng của A Sình, cô hồ hởi nói:
-Xinh cũng nghĩ thế, muốn có nhiều tiền, muốn không bị nghèo đói như trước nữa thì phải trồng rừng thôi. Bố Xinh cũng bảo nếu sau này chúng mình thành vợ chồng, bố sẽ cho chúng ta một khoảnh rừng trồng để làm của hồi môn. A Sình có thích không?
+A Sình cười tít:
-Thích chứ lại không à. Rừng mà không thích thì còn thích cái gì nữa.
+Xình nhìn A Sình trêu:
-Thế A Sình thích rừng hơn Xinh à?
+A Sình nhìn Xinh mặt mày rạng rỡ:
-Hơn thế nào được. Giữa Xinh và rừng, hai cái thích phải bằng nhau chứ.
+Nghe A Sình nói thế, vẻ mặt Xinh cũng rạng rỡ hạnh phúc, cô ngả người tựa vào A Sình. Họ ngồi như thế giây lâu trong tiếng gió ngàn không ngừng thổi. Một lát sau, A Sình lấy chiếc khèn tựa ở tảng đá và đứng dậy, anh nâng khèn lên thổi, người xoay tròn theo tiếng khèn réo rắt:
-“Cái bụng anh thương em nhiều như lá rừng
Em không có lòng thì thôi
Có lòng thì về, ta ở với nhau một đêm
Em không có lòng thì thôi
Có lòng thì về, ta ở với nhau một ngày…”
+Xinh ngồi lắng nghe tiếng khèn và ngắm nhìn A Sình đang uốn lượn theo tiếng khèn quanh người cô, đôi môi Xinh chúm chím nụ cười, gò má ửng đỏ, đôi mắt sáng long lanh, vẻ mặt rạng ngời hạnh phúc.
+A Lử và Xuân đang đi tìm A Sình và Xinh. Họ leo đồi, vạch lá đi lên. Một lát sau, A Lử chợt nghiêng ngó lắng nghe một lúc rồi nói với Xuân:
-Tiếng khèn của A Sình đấy. Chắc nó ở bên kia đồi…
+Vừa nói A Lử vừa cầm tay Xuân kéo đi về phía có tiếng khèn. Một lát sau, họ trông thấy A Sình và Xinh người vừa nhảy múa vừa thổi khèn, người vừa vỗ tay lắc lư theo điệu nhạc. Trông họ rất hạnh phúc.
+A Lử và Xuân đứng ngắm A Sình và Xinh một lúc. Lát sau, A Lử cất tiếng gọi:
-A Sình à…
+Nghe tiếng gọi, A Sình ngừng thổi khèn nhìn lại, nhận ra A Lử và Xuân, A Sình vui vẻ nói :
-A Lử với cô giáo đi đâu đấy ?
+Xuân sà lại ngồi cùng Xinh, hai cô gái ríu rít bên nhau.
+A Lử gật đầu nói với A Sình :
-Chúng tao đi tìm mày có việc đấy.
+A Sình và A Lử ngồi xuống gần hai cô gái. A Sình hỏi vẻ ngạc nhiên:
-Có việc à? Việc gì đấy, nói đi.
+Hai cô gái cũng ngừng nói chuyện và hướng về hai chàng trai. A Lử nhìn mọi người, ánh măt anh thật vui:
-Chuyện này Xuân cũng chưa biết đâu, chúng mày cũng chưa biết đâu.
+A Sình tỏ ý sốt ruột:
-Thế thì nói ngay đi, chờ lâu quá!
+A Lử tủm tỉm cười:
-Tao vừa nghĩ ra được một việc hay lắm. Chúng mày định khi nào thì cưới?
+Nghe A Lử nói vậy, A Sình có vẻ hơi bất ngờ, anh liếc nhìn Xinh, trong khi cô tỏ ra xấu hổ. A Sình nói:
-Tao với Xinh bàn rồi. Định trồng xong rừng, chờ anh Thành về là cưới đấy.
+A Lử vỗ tay nói vui vẻ:
-Thế thì giống cái bụng tao đang nghĩ rồi. Chúng ta cưới chung nhé?
+Mọi người nghe vậy đều tròn mắt ngạc nhiên. A Sình ngơ ngác:
-Mày nói gì thế, cưới chung là thế nào ?
+A Lử cười:
-Là như thế này này, tao với Xuân cũng muốn cưới rồi, nhưng phải chờ anh Thành được về đã rồi mới cưới. Chúng mày cũng thế, đúng không?
+A Sình và Xinh gật đầu, A Lử nói tiếp:
-Thế nên tao định chúng ta sẽ tổ chức đám cưới như thế này này…
+Không nghe rõ tiếng A Lử nói, chỉ thấy ba người lắng nghe một cách chăm chú, họ đều gật đầu tán thưởng, nét mặt ngời sáng hạnh phúc.
*
* *
Phòng ở các cô giáo ( nội –ngày )
+Liên đang ngồi ở bàn lúi húi viết. Thỉnh thoảng cô lại ngẩng lên nhìn ra ngoài, vẻ mặt, ánh mắt thể hiện một điều gì nung nấu. Suy nghĩ một tí cô lại cúi xuống hý hoáy viết. Không gian yên tĩnh, chỉ có tiếng bút sột soạt trên giấy.
+Thọ từ ngoài đi vào. Trên tay cầm một bông hoa rừng, nét mặt anh trông khá vui vẻ. Vừa trông thấy Liên, Thọ đã toác miệng ra cười rồi đưa bông hoa cho Liên:
-Tặng em!
+Liên đang viết, nghe tiếng động ngẩng lên, nhận ra Thọ và thấy anh đang đưa bông hoa tặng mình, cô vui vẻ nhận lấy, miệng xuýt xoa:
-Cảm ơn anh! Chà, bông hoa đẹp quá.
+Vừa nói cô vừa đứng dậy lấy chiếc bình để cắm bông hoa vào. Trong khi Liên tìm lọ cắm hoa, Thọ hớn hở ngồi xuống cạnh bàn, đưa mắt nhìn tờ giấy Liên đang viết giở đặt trên bàn. Đọc lướt qua vài hàng, nét mặt Thọ thoáng ngạc nhiên:
-Em viết cái gì đây?
+Liên đặt bình hoa lên bàn, rồi nói vẻ xúc động:
-Em đang viết đơn xin nhận đứa bé con anh Hoàng về làm con nuôi.
+Nét mặt Thọ thoáng buồn, anh nén tiếng thở dài:
-Tưởng mọi hôm em nói vậy thôi chứ!
+Liên không để ý đến thái độ đó của Thọ. Cô ngồi lại vị trí cũ, tay khẽ đặt lên tờ giấy với vẻ âu yếm:
-Em nói thật đấy chứ. Thực ra lâu nay em cũng đã suy nghĩ kỹ lắm rồi. Em không thể để đứa bé sống mà thiếu hơi ấm của cả cha lẫn mẹ. Em muốn nó cũng có mẹ như bao đứa trẻ khác.
+Thọ ngồi yên lặng một tí, rồi ngước mắt buồn bã nhìn Liên:
-Nghe bảo đứa bé còn có họ hàng kia mà?
+Liên nói giọng bùi ngùi:
-Lúc đầu em cũng nghĩ thế. Nhưng khi tìm hiểu kỹ mới hay cả đằng nội lẫn đằng ngoại của nó đều nghèo, người ta chỉ có thể nuôi cho nó lớn, chứ không thể đảm bảo một tương lai tốt đẹp cho nó được. Em nghĩ mình có thể làm được điều đó cho đứa bé, nên muốn nhận nó về làm con nuôi ( nói tới đây nét mặt Liên ngời sáng cô nói với giọng hạnh phúc ) – Còn em cũng toại nguyện ước ao được làm mẹ ( cô nhìn Thọ mỉm cười ) – Anh có ủng hộ em được làm mẹ không?
+Thọ ngồi lặng đi một tí, rồi vừa đứng dậy vừa nói:
-ủng hộ chứ, sao lại không? Anh chúc mừng em đấy!
+Nói xong Thọ lặng lẽ đi ra. Liên chợt nhận ra thái độ của Thọ, cô nhìn theo anh rồi lại nhìn tờ giấy, rồi lại nhìn theo anh. Bất giác Liên thở dài, mặt thoắt buồn.
*
* *
Ven rừng ( ngoại – ngày )
+Thọ đang ngồi trên một thân cây đổ ven rừng, vẻ mặt anh buồn bã, đôi mắt anh đăm đăm nhìn đôi bướm đang dập dờn đùa giỡn với nhau trên một búi cỏ. Anh cứ ngồi như thế, lặng thinh như hoá đá…
+Liên từ phía sau đi tới.Trông thấy Thọ đang ngồi yên lặng, cô dừng bước, đứng nhìn anh một lát. Vẻ mặt cô biểu lộ một sự vừa bối rối vừa xót thương. Đắn đo một lúc, cô bước nhẹ tới phía sau Thọ rồi gọi khẽ:
-Anh Thọ…!
+Nghe tiếng Liên, Thọ ngoảnh lại nhìn, khoé môi anh hơi mỉm cười chào nhưng giọng nói của anh vẫn chạnh buồn:
-Em viết xong đơn rồi à?
+Liên không trả lời, cô ngồi xuống bên Thọ. Hai người ngồi yên lặng như thế một lúc. Lát sau, Liên quay lại nhìn Thọ với cái nhìn chan chứa tình cảm của sự chia sẻ cảm thông:
-Anh buồn lắm phải không ?
+Thọ bối rối liếc nhìn Liên, bắt gặp cái nhìn của cô, anh vội ngoảnh đi nơi khác, lắc đầu:
-Không!
+Liên vẫn nhìn Thọ với ánh mắt chan chứa tình cảm:
-Em biết anh đang rất buồn. Em biết cả những điều anh không nói ra…
+Thọ vẫn ngồi lặng lẽ, nét mặt trầm tư, lát sau anh quay lại hỏi Liên:
-Liên có nghĩ là tôi cũng ao ước có một đứa con lắm không ?
+Bắt gặp cái nhìn của Thọ, Liên hơi bối rối, cô lặng đi một tí rồi gật đầu:
-Em biết. Nhưng…em không còn cách lựa chọn nào khác. Em không thể, anh hãy thông cảm cho em…
+Thọ thốt lên:
-Liên!
+Liên nhìn thẳng vào Thọ, giọng nói của cô dứt khoát hơn:
-Hãy nói cho em biết, anh có còn yêu vợ anh nữa không ?
-Kìa Liên, sao em lại hỏi anh thế!
-Hãy nói thực lòng anh đi?
+Thọ lặng đi giây lát rồi gật đầu:
-Có!
-Anh có còn thương chị ấy nữa không ?
-Có!
+Liên lại ngồi yên lặng một lúc:
-Đó chính là lý do khiến em không thể anh Thọ ạ. Em biết rằng anh rất yêu thương vợ, và đối với em, anh cũng dành cho em một tình cảm đặc biệt. Em không trách anh là kẻ tham lam, bởi tình cảm con người ta phức tạp như thế đấy. Hơn nữa…anh khao khát có một đứa con, đúng không?
+Thọ trả lời giọng buồn bã:
-Điều đó thì Liên đã hiểu.
+Liên suy nghĩ một tí rồi nói:
-Thực lòng…đã có những lúc em rất yêu anh, yêu lắm ấy. Anh có biết nỗi niềm của em mỗi lần anh vào đây rồi trở về nhà với vợ không? Những lúc đó, em buồn và nhiều lúc còn phát ghen lên nữa. Có những lúc em không ngủ vì nhớ anh…Nhưng…khi bình tĩnh lại, em thấy rằng em không thể…
+Liên dừng lời, Thọ cũng không nói, không gian chỉ tồn tại tiếng gió rì rào, tiếng cành cây xào xạc và tiếng một cây vĩ cầm réo rắt nghe buồn nhưng tha thiết…
+Lát sau, Liên lại nói tiếp:
-Em biết anh rất yêu thương vợ, anh cũng rất thèm khát có một đứa con, nhưng điều đó thì chị ấy không thể đáp ứng cho anh được. Còn em, ngoài tình cảm của mình đối với anh, em cũng ao ước có một đứa con để bế ẵm, cưng chiều ( cô lặng đi một lát, nói giọng ậng nước mắt ) – Em thèm được làm mẹ lắm, anh ạ.
+Thọ nắm lấy tay Liên, nói thiết tha:
-Liên, chính tôi cũng hiểu thế, nên…
+Liên ngần ngừ một tí rồi rút tay mình ra khỏi tay Thọ:
-Anh hãy để cho em nói đã. Cũng như bao người đàn bà khác, em cũng thèm khát cái cảm giác được chung đụng xác thịt, được âu yếm, vuốt ve và kết cục là được làm mẹ. Nhưng em buộc phải đấu tranh tư tưởng, không để cho tình cảm của mình đi quá đà. Anh có hiểu vì sao không? Đó là vì em không muốn chỉ vì niềm vui của mình mà khiến cho nỗi buồn của người phụ nữ khác phải nhân đôi. Vì chiến tranh, chị ấy đã mất đi khả năng làm mẹ, bây giờ lại phải chứng kiến cảnh chồng mình có con với người khác, thì chị ấy sống sao nổi…
+Thọ nhìn Liên bằng ánh mắt cảm kích:
-Cảm ơn em đã nói cho anh rõ cái điều mà lâu nay tuy lương tâm anh băn khoăn, cắn rứt nhưng không thể cắt nghĩa nổi. Quả thực giờ anh cũng nhận ra một điều rằng, anh không thể đi tìm kiếm hạnh phúc của riêng mình trên nỗi đau của người khác.
+Liên mỉm cười, nhưng ánh mắt, giọng nói của cô vẫn đượm buồn:
-Em chưa gặp chị ấy bao giờ, nhưng nếu ở vào hoàn cảnh của chị ấy thì em cũng khó có thể chịu đựng nổi.
-Em tốt quá!
+Liên lại mỉm cười:
-Cũng không tốt đến mức như anh nói đâu. Nhưng đứa con của anh Hoàng là cứu cánh của em. Có nó, em cảm thấy mãn nguyện lắm rồi. Em chỉ thấy thương anh thôi…
+Thọ nói xúc động:
-Không sao đâu, anh xác định lại rồi, không có gì là không vượt qua được, phải không em?
+Liên nhìn Thọ bằng ánh mắt tin tưởng:
-Vâng!
+Thọ mỉm cười nói vui vẻ:
-Chỉ có điều cũng không phải vì thế mà từ nay chúng mình đối xử với nhau như người xa lạ.
+Liên lắc đầu quầy quậy:
-Sao lại xa lạ được. Anh sẽ là người anh đáng kính trọng của em, một hôm nào đó, em sẽ làm quen với chị để nhận chị là chị của mình. Anh có đồng ý không?
+Thọ gật đầu, nói hào hứng:
-Sao lại không. Tự dưng vợ anh có một đứa em gái tuyệt vời như em thì còn gì bằng nữa. Anh có một đề nghị này, không biết em có đồng ý không?
-Anh nói đi?
+Thọ suy nghĩ một tí rồi nói:
-Anh muốn rằng hãy cho phép anh được làm cha đỡ đầu của đứa bé. Được chứ?
+Ban đầu Liên hơi thoáng chút ngạc nhiên, nhưng cô chợt hiểu, vui vẻ nói:
-Đồng ý quá đi chứ, em là mẹ nuôi, còn anh là cha đỡ đầu, thế thì nó là đứa trẻ may mắn quá rồi còn gì. Nhưng mà này, cha đỡ đầu là trách nhiệm quan trọng lắm đấy nhé. Nó mà không nên người thì không xong đâu.
+Thọ gật đầu
-Đương nhiên rồi, chẳng lẽ mẹ nuôi, cha đỡ đầu thế này mà không nuôi nổi một đứa con thành người à.
+Họ vui vẻ nhìn nhau. Tiếng gió lay động khiến cho cành lá xào xạc vui vẻ, cây vĩ cầm cũng tấu lên những nốt vui vẻ và chan chứa tình người.
*
* *
Trên vùng đồi trồng rừng ( ngày )
+Những người dân thôn Pán Sử đang tiếp tục trồng cây gây rừng. Họ làm một cách chăm chỉ chuyên cần.
+Tại một vị trí, trưởng thôn Giàng A Páo và thầy mo Thào A Phử cùng A Lử và một số người khác đang giúp nhau theo kiểu vần công. Giàng A Páo nói với A Phử:
-Thầy mo à, ta giúp nhau làm thế này, thầy có nhớ giống như hồi xưa làm vần công, đổi công không ?
+Thào A Phử đang lúi húi lấp đất vào hố, nghe vậy dừng tay đáp:
-Thì bây giờ ta cũng đang đổi công cho nhau đấy thôi. Trồng xong vạt rừng này cho thằng Tẩn A Lềnh xong, ta chuyển sang trồng cho nhà khác thôi mà.
+A Sình đang cuốc hố ở gần đó cũng dừng tay cười nói:
-Làm như thế này vui quá, giúp nhau như thế này mới đoàn kết chứ.
+Tẩn A Lềnh cùng vợ khiêng một thùng nước tới, nói vui vẻ:
-Mọi người nghỉ uống nước đã…
+Ông Hoạt và Thọ từ dưới đồi đi lên. Vừa đi họ vừa ngắm nhìn quang cảnh núi đồi đang được phủ lại màu xanh. Thọ trầm trồ:
-Nhanh thật đấy, mới hôm nào vùng này còn là đất trống, thế mà bây giờ được phủ xanh hết cả rồi.
+Ông Hoạt cũng nói vẻ hoan hỉ:
-Cứ cái đà này, ít tháng nữa toàn bộ rừng Pán Sử sẽ được phủ xanh hết.
+Hai người đi tới chỗ những người dân thôn Pán Sử. Thấy họ, mọi người vui vẻ mời:
-Bác Hoạt với cán bộ Thọ lại uống nước.
+Ông Hoạt đỡ bát nước từ tay A Lênh đưa mời rồi hỏi:
-Hôm nay có trồng xong không anh A Lềnh ?
+A Lềnh chưa kịp trả lời. Thầy mo Thào A Phử đã lên tiếng:
-Không xong cũng phải cố mà xong chứ. Để ngày mai còn chuyển sang làm cho nhà A Phia mà…
+Thọ hỏi A Phử:
-Nhà bác A Phử đã trồng xong chưa ?
+A Phử cười hề hề:
-Xong rồi chứ, có xong mới đi giúp nhà khác được chứ. Nhưng mà tao còn muốn nhận đất để trồng nữa, cán bộ có cho không ?
+Thọ vui vẻ đáp:
-Sao lại không, nhưng mà phải để tính toán lại đã, kẻo người được người không lại mất đoàn kết.
+Giàng A Páo gật đầu:
-Đúng đấy. Hồi trước nói mãi chẳng ai nhận cho. Giờ thấy hiệu quả rồi, ai cũng muốn nhận thật nhiều, nhưng đất nó có đẻ được đâu, chỉ có người mới biết đẻ thôi…
+Mọi người cười vui vẻ.
+Ông Hoạt nói vẻ hài lòng:
-Để tôi nói cháu Vân nhập về một số giống song mây, sa nhân cho bà con trồng xen vào vừa giữ đất khỏi trôi, vừa tăng thêm thu nhập. Ngày mai tôi về trước một thời gian để chuẩn bị dự phiên toà xử thằng Thành, bà con ở lại cứ thế mà làm, khi nào xong việc tôi sẽ lên.
+Nghe ông Hoạt nói, mọi người dừng tay, thầy mo nói:
-Đúng đấy, tao cũng nhận được cái giầy mời của toà án mà. Nhưng phải cuối tháng mới xử chứ.
+Ông Hoạt gật đầu:
-Cuối tháng mới xử, nhưng tôi phải về trước để lo một số việc.
+Trưởng thôn Giàng A Páo nói với mọi người:
-Tôi nghĩ thế này bà con xem có được không. Khi nào toà xử cán bộ Thành, bà con ta hãy nghỉ một ngày việc để đến dự phiên toà nhé.
+Mọi người ồn lên:
-Đúng đấy, phải về nghe toà xử chứ.
-Mọi hôm ta cũng đã gửi đơn rồi mà. Giờ phải đi xem toà xử thế nào chứ.
+Ông Hoạt vội xua tay:
-Bà con không nên thế. Xuống đông, ồn ào dễ mất trật tự.
+Thọ cũng lên tiếng:
-Tôi nghĩ bà con không nên đi, thứ nhất như bác Hoạt nói, đi nhiều dễ gây mất trật tự tại phiên toà, thứ hai bỏ công bỏ việc mà đi là lãng phí thời gian.
+Tẩn A Lềnh lên tiếng:
-Cán bộ Thọ à, từ trước tới giờ cán bộ nói gì ta cũng nghe ưng cái tai, thích cái bụng cả. Nhưng lần này thì ta không đồng ý đâu. Bà con đi là vì thương cán bộ Thành. Thôn Pán Sử có được như hôm nay là nhờ Đảng và Nhà nước, nhờ kiểm lâm và cán bộ Thành đã chỉ lối đưa đường cho. Chẳng lẽ gì chúng tôi tiếc một ngày làm mà không đến toà với cán bộ Thành hay sao.
+Thọ hỏi:
-Nhưng các bác định đến đó để làm gì ?
+Mọi người ồn lên:
-Để nghe toà xử thôi.
-Để cán bộ Thành khỏi buồn thôi mà.
-Phải đến thăm cán bộ Thành chứ.
+Giàng A Páo giơ tay lên nói:
-Mọi người yên lặng đã. Thế này cán bộ Thọ này, bà con sẽ đến toà để cán bộ Thành thấy tấm lòng của bà con, để toà án thấy chúng tôi thương cán bộ Thành như thế nào. Chúng tôi hứa sẽ không làm mất trật tự đâu, chỉ ngồi nghe thôi mà.
+Những tiếng ồn ào đồng tình lại nổi lên.
+Ông Hoạt cảm động nói:
-Bà con có tấm lòng với con tôi như thế thật không còn gì bằng. Nhưng dù sao mọi người đi đông cũng là không nên. Theo tôi thế này, nếu bà con muốn thì chỉ nên cử một số người đi đại diện thôi. Còn đi đông là hoàn toàn không nên. Bà con có nhất trí không ?
+Mọi người đồng thanh:
-Nhất trí đấy.
*
* *
Công an huyện Yên Sơn, phòng họp ( nội – ngày )
+Ban chuyên án đang họp. Trong số đó có đại tá, giám đốc Công an tỉnh và một số cán bộ của cơ quan Cảnh sát điều tra. Mọi người chăm chú nghe Trưởng công an huyện báo cáo kết quả chuyên án SH05.
-Báo cáo đồng chí Giám đốc và các đồng chí! Được sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám đốc, sự giúp đỡ của cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh và Viện Khoa học Hình sự, hiện nay chuyên án SH05 đã đi vào giai đoạn cuối. Sau một quá trình thu thập chứng cứ và các tài liệu liên quan, đến nay có thể xác định rằng Công ty Chế biến lâm sản và dịch vụ Suối Hoa do Phạm Yến Chi làm giám đốc cùng một lúc phạm ba tội, thứ nhất đó là tội tiêu thụ hàng lâm sản trái phép, thứ hai là tội chứa chấp mại dâm, thứ ba nghiêm trọng nhất, nơi này là chỗ rửa tiền của một số quan chức nấp dưới danh nghĩa thực hiện các dự án phủ xanh đất trống, đồi núi trọc và xây dựng khu du lịch sinh thái. Ban đầu chuyên án chỉ mới xác định một số tội danh như vậy, nhưng diễn biến chuyên án ngày càng được mở rộng và trở nên phức tạp. Vì sợ bị bại lộ nên Yến Chi và đồng bọn đã tìm cách ám hại nhà báo Hoàng Tân. Việc ám hại không thành, Yến Chi đã bị đồng bọn thủ tiêu để bịt đầu mối. Hiện nay, ngoài ba tội danh trên, cơ quan điều tra đã khởi tố thêm tội giết người. Qua những chứng cứ và tài liệu thu thập được tại hiện trường, chúng ta đã xác định được thủ phạm giết Yến Chi chính là Phạm Thực, giám đốc chi nhánh dự án phát triển Nông lâm…
+Giám đốc Công an hỏi Việt:
-Căn cứ vào đâu để kết luận Thực là thủ phạm ?
-Báo cáo đồng chí Giám đốc ! Mặc dù thủ phạm cố tình xoá hết dấu vết nhưng chúng tôi cũng đã thu thập được một số chứng cứ: Tại hiện trường ta thu được một số đầu lọc thuốc lá do hung thủ hút và vô tình vứt lại. Tại bìa rừng dẫn vào nơi nạn nhân bị giết có vết lốp xe ô tô với những đặc điểm trùng khớp với lốp xe của Thực. Tại đây ta còn thu được một đầu lọc thuốc lá cùng loại với những mẩu tại hiện trường. Kết luận của Viện Khoa học Hình sự đó chính là những mẩu thuốc do Thực hút bỏ lại. Điều quan trọng là người dân đã nhặt được một đôi găng tay bằng cao su bị mắc ở cành cây trên giòng suối. Qua nghiên cứu cho thấy đây chính là đôi găng tay hung thủ dùng để siết cổ nạn nhân. Trong găng tay ta thu được một số dấu vết bong ra từ tay hung thủ. Phân tích cho thấy đó chính là dấu vết của Thực. Hơn nữa, qua phân tích chiếc đĩa mềm do nhà báo Hoàng Tân thu được từ CPU của Yến Chi, có thể thấy được toàn bộ diễn biến hoạt động trái phép của Công ty này, có sự tham gia hay nói cách khác là sự chỉ đạo trực tiếp của Thực và một số đối tượng khác. Thực tế Yến Chi chỉ là một bù nhìn được dựng lên để phục vụ cho ý đồ rửa tiền và tham nhũng nguồn tiền giống, vốn, vật tư dự án của Thực và những đối tượng kia mà thôi. Xâu chuỗi tất cả vấn đề, có thể kết luận Thực giết Yến Chi cốt là để bịt đầu mối những hoạt động mờ ám của y và đồng bọn tại Công ty Suối Hoa. Báo cáo hết.
+Giám đốc công an tỉnh đứng dậy nói:
-Báo cáo các đồng chí! Hiện nay chuyên án SH05 đã vào giai đoạn cuối nhưng chưa kết thúc. Vì đây là một vụ án có liên quan đến một số cán bộ Đảng và Nhà nước do thoái hoá biến chất đã phạm tội. Với sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ kết hợp với Cục Kiểm lâm, chúng ta đã từng bước thực hiện chuyên án một cách thận trọng, chính xác. Đến thời điểm này chúng ta đã có thể kết thúc chuyên án. Trước mắt tôi ra lệnh bắt khẩn cấp Phạm Thực, giám đốc chi nhánh dự án nông lâm nghiệp để phục vụ cho công tác điều tra. Sau khi đấu tranh với Thực có kết quả, ta tiếp tục bắt tiếp những đối tượng khác liên quan đến vụ án này. Các đồng chí rõ chưa ?
+Mọi người đồng thanh đáp:
-Rõ!
*
* *
Phòng Đạo ( nội – ngày )
+Ông Cẩm đang ngồi trong phòng làm việc của Đạo. Nét mặt ông tỏ ra khá bức xúc:
-Thưa anh, tôi vừa đi công tác nước ngoài về. Nghe tin liền tới gặp anh để trao đổi thắng thắn một số vấn đề ?
+Cái đầu hói của Đạo gật gật:
-Anh cứ nói!
+Ông Cẩm nhìn thẳng vào Đạo:
-Tại sao toà án lại xét xử vụ án Nguyễn Văn Thành hạt trưởng Hạt kiểm lâm Yên Sơn trong khi thi hành công vụ đã bắn chết lâm tặc với mức án oan sai như vậy.
+Đạo khẽ cười:
-Ô kìa, sao anh lại hỏi tôi. Việc này anh nên sang gặp cậu Phương, Phó Chánh án, đã ngồi ghế chủ toạ phiên toà hôm đó mà hỏi chứ.
-Nhưng tôi nghe nói anh đã chỉ đạo ngành nội chính xử lý vụ này. Tiếng là xét xử công khai, nhưng quy trình điều tra và truy tố vụ án ra trước toà cũng như mức án thế nào đều đã được định trước, công an, viện hay toà cũng đều làm theo sự chỉ đạo của anh cả.
-Có lẽ anh mới về nên nghe nhầm. Không phải tôi chỉ đạo, mà là ý kiến thống nhất trong tập thể Thường vụ. Vụ án này được chọn làm điểm để xét xử những kẻ lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ để gây án, do vậy theo tôi mức án toà tuyên như vậy là phù hợp, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, nên không có vấn đề gì phải thắc mắc cả.
+Ông Cẩm chua chát:
-Tôi biết ngay thể nào anh cũng bảo đây là ý kiến của Thường vụ mà. Từ trước tới giờ tôi thấy muốn xử lý một vấn đề gì theo ý chủ quan của mình, anh cũng hội ý Thường vụ, áp đặt ý kiến của mình rồi buộc mọi người phải biểu quyết để biến quan điểm riêng thành quan điểm chung. Biến ý kiến cá nhân thành ý kiến tập thể. Để nếu có vấn đề gì dễ bề mà trốn tránh, vì tập thể Thường vụ mà bị kỷ luật thì nào có chết ai…
+Đạo nói gay gắt:
-Anh không được nói như thế. Nên nhớ rằng anh cũng ở trong Thường vụ đấy nhé.
+Ông Cẩm gật đầu:
-Đúng! Cũng chính vì tôi ở trong Thường vụ, nên từ trước tới giờ chắc anh cũng nhận thấy rằng có nhiều việc tôi đã phủ quyết vì thấy vấn đề đó không đúng, là trái với pháp luật và đạo lý. Cũng như vấn đề này, tôi hoàn toàn phản đối sự áp đặt của anh đã lợi dụng danh nghĩa tập thể thường vụ để chỉ đạo ngành nội chính làm sai lệch bản chất vụ án, kết án oan cho người vô tội.
+Đạo khẽ cười:
-Anh phản đối vì vấn đề này liên quan đến con rể tương lai của anh chứ gì. Nhưng anh cần phải nhớ rằng, luật pháp không bao che cho bất kỳ đối tượng nào phạm tội…
+Ông Cẩm cắt ngang:
-Làm việc với nhau bao nhiêu năm, chắc anh cũng biết tính tôi. Dù con rể, hay con đẻ, dù người thân hay người dưng tôi đều không thiên vị. Có công thì thưởng, có tội thì phạt. Nếu thực sự thằng Thành có tội xin cứ xử lý một cách nghiêm minh, tôi không can thiệp.
-Thế tại sao anh lại đưa vấn đề này ra nói với tôi. Đó không phải là can thiệp sao?
-Là người trực tiếp chỉ đạo cơ quan kiểm lâm. Khi nhận được đơn khiếu nại của đương sự tôi phải có trách nhiệm tìm hiểu giải quyết. Việc Thành bắn chết người trong khi thi hành công vụ cần được đem ra xét xử công khai để yên dân và làm sáng tỏ sự thật là điều hết sức cần thiết. Nhưng đòi hỏi Toà án phải được độc lập trong khi xét xử mà không chịu bất kỳ một sự can thiệp nào. Hơn nữa chúng ta đang thực hiện việc cải cách tư pháp. Điều đó lại càng đòi hỏi phải để cho ngành nội chính được hoạt động đúng với quy định của luật pháp mà không chịu bất kỳ một sự áp đặt hay chỉ đạo ngầm nào cả.
+Giọng Đạo bắt đầu gay gắt:
-Nhưng Toà án hay ngành nội chính cũng phải chịu sự lãnh đạo toàn diện của Đảng.
+Ông Cẩm vẫn bình tĩnh nhìn thẳng vào Đạo:
-Điều đó không có nghĩa là Đảng được quyền nằm ngoài khuôn khổ của Hiến pháp và Pháp luật. Nhân đây tôi muốn nói với anh rằng hãy thôi đi cái kiểu lợi dụng danh nghĩa của Đảng để áp đặt theo lối cá nhân chủ nghĩa của mình. Cái trò đó bây giờ lạc hậu, lỗi thời rồi. Người ta chỉ có thể miễn cưỡng chấp hành anh một vài lần, nhưng sẽ không ai chịu nghe mãi đâu.
+Đạo quát lên:
-Anh không phải dạy khôn cho tôi.
+Ông Cẩm đứng phắt dậy:
-Xin lỗi! Tôi không có gì để tranh luận với anh nữa, nhưng tôi sẽ đưa vấn đề này ra phiên họp Thường vụ tuần tới để kiến nghị xem xét lại vụ án. Chào anh !
+Đạo ngóc đầu nhìn theo ông Cẩm bước ra ngoài khép cửa lại, ông ta lẩm bẩm:
-Ừ, cứ việc kiến nghị. Xin mời! ( chợt có tiếng điện thoại, Đạo cầm máy) – A lô! Công an tỉnh đấy à. Hả! Cái gì, phát hiện một vụ giết người ở rừng đặc dụng Cát Mộng à. Người bị giết là Yến Chi, giám đốc Công ty chế biến lâm sản và dịch vụ Suối Hoa à. Phát hiện đã lâu chưa? ( hơi gắt lên ) – Sao mãi tới giờ các anh mới báo cáo…( lắng nghe một tí, vẻ mặt thoáng chút lo lắng, rồi dịu giọng ) – ờ…ờ thôi được rồi…tiếp tục điều tra tìm hiểu rồi báo cáo lại cho tôi. Nghe chưa ?
+Đạo buông máy, ngồi thẫn thờ một lúc rồi nhấc điện thoại, nói giọng lo lắng:
-A lô! Cậu Thực đấy phải không. Ừ, Đạo đây… Bây giờ không phải là lúc hỏi thăm sức khoẻ. Cậu khẩn trương về gặp tôi…
+Đạo buông máy xuống rồi ôm đầu rền rĩ:
-Thế này có chết tôi không cơ chứ.
*
* *
Phòng giam, phòng thăm thân ( nội, ngoại – ngày )
+Thành đang ngồi bó gối trên giường trong phòng tạm giam, lặng lẽ nhìn ra ô cửa sổ. ánh sáng bên ngoài rọi vào phòng giam là một thứ ánh sáng mờ ảo, nhàn nhạt và bị chia cắt bởi những song sắt vì thế trông Thành có vẻ mệt mỏi và tù túng. Anh buồn rầu nhìn ra ngoài, thấp thoáng bóng một vài phạm nhân đang lao động cải tạo ở ngoài, họ làm một cách miễn cưỡng, trễ nải kẻ bón rau, người tỉa cành, tưới nước. Bất chợt ánh mắt và vẻ mặt Thành tươi lên khi nhìn thấy một chú chim nhỏ đậu trên cành. Chú chim vô tư nhảy nhót và cất lên những tiếng hót nghe rộn ràng náo nức. Chú chim hồn nhiên chuyền từ cành này sang cành khác, khiến Thành phải hết sức vất vả bám vào song sắt cửa sổ để theo dõi nó. Anh mỉm cười với chú chim, chúm môi hót nhại theo nó một cách vui thích. Nhưng chỉ được một lát, con chim chợt bay vù đi, để lại dư âm là một chiếc cành cây khẳng khiu run rẩy. Đôi mắt Thành thẫm lại, anh khẽ thở dài rồi lại ngồi xuống giường lặng lẽ ngắm bầu trời hình chữ nhật qua cửa sổ.
+Tiếng mở cửa phòng giam lạch cạch. Một cảnh sát ló vào:
-Nguyễn Văn Thành ra có người gặp.
+Thành đứng dậy đi theo người cảnh sát. Họ đi qua những dãy nhà tạm giam trong trại rồi đi về phía phòng thăm thân. ánh mắt Thành đột ngột ngỡ ngàng đến mừng rỡ, anh như reo lên:
-Bác Cẩm !
+Ông Cẩm, Vân và Hoàng Tân trông thấy Thành bước vào đều đứng dậy đón anh. Trông họ đều vui vẻ và mừng rỡ. Thành vui sướng hơn cả:
-Bác và anh Hoàng Tân với Vân tới lúc nào ?
+Ông Cẩm bước tới bên Thành nhìn anh với ánh mắt chan chứa tình cảm:
-Bác mới về hôm qua. Nghe tin cháu gặp nạn nên vào thăm. Cháu ngồi xuống đi rồi ta nói chuyện.
+Vân lấy trong làn ra một số hoa quả và vài thứ khác:
-Bác gái gửi cam cho anh đây. Cam vườn nhà đấy, ngọt lắm. Còn đây là ít ruốc bông mẹ em làm để anh cất dành ăn thêm…
+Thành hỏi Vân:
-Thế bố anh đâu ?
-Bác đang ở Pán Sử tiếp tục hướng dẫn cho bà con trồng rừng. Em nghe tin bố từ nước ngoài về nên tạm nghỉ mấy ngày, vừa tranh thủ liên hệ với lâm trường đề nghị cấp thêm một số giống. ít hôm nữa em cũng sẽ trở lại Pán Sử…
+Thành chỉ nhìn Vân không nói. Bốn mắt họ nhìn nhau nồng nàn, đằm thắm.
+Hoàng Tân hỏi Thành:
-Từ hôm toà tuyên đến giờ, anh vẫn thấy thế nào?
+Thành gượng cười:
-Cũng hơi buồn một tí. Nhưng không sao, tôi chịu đựng được.
+Ông Cẩm gật đầu:
-Thấy cháu bình tĩnh và tự tin như thế bác rất mừng. Vừa từ nước ngoài trở về, nhận được đơn khiếu nại của cháu và của Chi cục Kiểm lâm, bác đã tìm hiểu tình hình, được anh em trong khối nội chính cung cấp một số thông tin, lại được Hoàng Tân giải thích thêm một số vấn đề, nên bác nghĩ rằng trong phiên toà phúc thẩm tới có thể sẽ xoay chuyển được tình hình. Quan trọng nhất bây giờ là ở cháu. Mình bĩnh tĩnh, tự tin là tốt nhưng nhất thiết không được chủ quan, đặc biệt là tuyệt đối không được manh động dưới bất kỳ hình thức nào cho dù chỉ là lời nói hay một hành động nhỏ. Cháu hiểu chứ.
+Thành xúc động:
-Cháu cảm ơn bác. Cháu xin làm đúng theo lời khuyên của bác.
+Ông Cẩm nói với giọng buồn nhưng nghiêm nghị:
-Cuộc chiến bảo vệ rừng ngày càng diễn ra gay go ác liệt cháu ạ. Được sự tiếp tay của một số cán bộ thoái hoá biến chất, bọn lâm tặc ngày càng liều lĩnh, tinh vi và quy mô cũng như tốc độ phá rừng của chúng ngày càng diễn ra trên diện rộng. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta chùn bước. Cần phải can đảm đương đầu với hy sinh gian khổ, đừng nao núng, vì chúng ta lơ là mất cảnh giác hoặc nao núng một tí là bọn chúng được dịp lấn tới…
-Cháu hiểu ạ.
-Cũng như vấn đề của cháu. Trước mắt cần phải chấp nhận như thế đã. Có những điều bác chưa tiện nói với cháu. Nhưng cháu hãy tin rằng với sự quan tâm và giúp đỡ của mọi người, của dư luận xã hội thì trước sau chân lý cũng sẽ được làm sáng tỏ và cháu sẽ lại trở về với mọi người, với công việc thôi cháu ạ.
+Thành xúc động:
-Cháu cảm ơn bác !
+Hoàng Tân:
-Chúng tôi đang tiếp tục thu thập thêm một số chứng cứ để bảo vệ anh trong phiên toà sắp tới.
+Thành nắm chặt tay Hoàng Tân:
-Cảm ơn anh! Rất mong sự giúp đỡ của anh.
+Hoàng Tân khiêm tốn:
-Anh đừng nói thế. Tôi nghĩ rằng việc bảo vệ anh lúc này là hết sức cần thiết, không chỉ là trách nhiệm của riêng tôi mà của toàn xã hội. Bác Cẩm nói rất đúng, nếu chúng ta không đồng tâm nhất trí đoàn kết thành một khối, thì những kẻ thoái hoá biến chất và bọn lâm tặc lại càng lộng hành và gây thêm nhiều tội ác hơn. Vì thế chúng tôi đưa sự việc lên công luận và nhận lời bào chữa cho anh không phải để làm ơn, mà chính là trách nhiệm, nghĩa vụ của một công dân, một nhà báo và một luật sư bênh vực cho lẽ phải.
+Ông Cẩm gật đầu:
-Hoàng Tân nói đúng. Vấn đề của cháu bây giờ không phải thuộc phạm vi cá nhân nữa, mà đã trở thành một vấn đề có tính xã hội, không phải chỉ xảy ra ở địa phương mình, mà là hiện tượng chung của các địa phương khác trong cả nước, vì vậy ta hãy xem những gì đã xảy ra ở đây như một hồi chuông gióng lên cho toàn xã hội cùng thức tỉnh cháu ạ.
+Vân cũng nhìn Thành với ánh mắt thiết tha:
-Một ngày anh ở đây là một ngày em thấp thỏm lo âu. Nhưng em tin rồi anh sẽ được trở về. Hãy cố gắng lên anh nhé.
+Thành gật đầu với Vân rồi mỉm cười nhìn ông Cẩm:
-Cháu cũng mong được ra sớm để về đòi nợ bác đấy.
+Ông Cẩm ngạc nhiên:
-Bác nợ mày cái gì ?
+Thành cười:
-Bác nợ cháu một lời hứa. Mọi hôm trước khi đi công tác nước ngoài, bác có hứa với cháu rằng khi nào trở về, nếu dự án trồng rừng ở Pán Sử có kết quả thì bác sẽ tạo mọi điều kiện về giống vốn để chúng cháu tiếp tục nhân ra diện rộng ở mấy xã vùng cao. Giờ dự án của chúng cháu đã thành công rồi, đề nghị bác giữ lời hứa ạ.
+Ông Cẩm cười:
-Cái thằng, đang ngồi đây mà đã nghĩ tới chuyện đó rồi. Bác không quên lời hứa đâu. Trong phiên họp uỷ ban tới đây, bác sẽ đưa vấn đề này ra thảo luận và yêu cầu các ngành hữu quan cùng tham gia thực hiện dự án. Thế đã được chưa ?
+Vân tủm tỉm cười:
-Chưa được đâu ạ.
-Còn gì nữa ?
-Làm lãnh đạo mà mới nghe cấp dưới nói đã tin ngay là quan liêu và thiếu sâu sát cơ sở. Con đề nghị bố phải đến tận nơi, trực tiếp xem chúng con và bà con Pán Sử làm ăn hiệu quả ra sao đã rồi hãy họp uỷ ban để quyết định, như thế mới đảm bảo nguyên tắc và mạnh dạn hơn khi cấp vốn đầu tư chứ ạ.
+Mọi người cười, ông Cẩm nói vui vẻ:
-Con bé này nó khôn lắm. Nhưng không qua được mắt bố đây đấy nhé. Mày muốn bố lên tận nơi, thấy chúng mày với bà con trên đó làm ăn hiệu quả để vốn cấp càng được nhiều hơn chứ gì. Thôi được, để bố sẽ thu xếp lên thăm trên đó một chuyến.
+Vân vui vẻ:
-Bố đúng là làm lãnh đạo có khác, đọc đúng tim đen của cấp dưới rồi. Nhưng mà bố đã hứa sẽ lên Pán Sử rồi đấy nhé.
+Mọi người đều tỏ ra vui vẻ. Trong ánh mắt họ thể hiện một niềm tin rạng ngời…
*
* *
Phòng Đạo ( nội – ngày )
+Cánh cửa phòng Đạo hé mở, cái đầu của Thực ló vào rụt rè lo sợ:
-Anh ạ…!
+Đạo ngẩng phắt đầu lên, gay gắt:
-Vào đây !
+Thực rụt rè bước vào ngồi xuống ghế. Đạo cao giọng:
-Cậu hãy thành thật trả lời tôi, có phải cậu đã giết Yến Chi phải không ?
+Thực tỏ ra sợ hãi, hắn ấp úng:
-Dạ…thưa anh, sao lại có chuyện như thế ạ. Cô Yến Chi đã trốn thoát ra nước ngoài rồi kia mà.
+Đạo đập tay xuống bàn:
-Đến nước này mà cậu còn chối được hả. Công an người ta biết hết cả rồi, hãy nói thật đi để mà còn tính. Có phải cậu đã giết cô ta không ?
+Thực sợ hãi cúi đầu xuống, một lát sau hắn ngẩng lên, mồ hôi lấm tấm trên mặt:
-Em…em không còn cách nào khác…
+Đạo ôm lấy đầu:
-Thế là cậu giết tôi rồi…cậu giết tôi rồi…
+Thực tỏ ra hoang mang, nhưng hắn vẫn cố thuyết phục Đạo:
-Em làm thế cũng cốt là để cứu anh, cứu em. Nếu không cô ta sẽ ra đầu thú với công an thì mọi chuyện sẽ lộ ra hết.
+Đạo vẫn rên rỉ:
-Lẽ ra cậu phải làm thế nào chứ. Bây giờ chuyện đã như thế này rồi, trước sau gì công an người ta cũng sẽ tìm ra cậu thì biết làm thế nào ?
+Thực ấp úng:
-Em nghĩ…họ sẽ không biết ai là thủ phạm đâu ạ, vì em không để lại dấu vết gì cả…
-Công an họ không ngây thơ như cậu tưởng đâu. Nếu bình thường thì không nói làm gì, nhưng việc họ phát hiện ra vụ án mà mãi tới bây giờ mới thông báo cho tôi biết không phải là không có chuyện đâu.
-Thưa anh…thế là sao ạ ?
-Còn sao với giăng gì nữa ? Thông thường những vụ án nghiêm trọng bên đó thường báo cáo tôi để xin ý kiến chỉ đạo. Nhưng đối với vụ án này, sau khi người ta đã điều tra xong xuôi mới báo cho tôi biết. Điều đó cậu không thấy là bất thường sao. Dứt khoát họ đã lần ra một manh mối nào đó liên quan giữa tôi và cậu rồi.
+Thực tỏ ra sợ hãi:
-Thế…bây giờ em cần phải làm thế nào ạ ?
+Đạo ngồi yên một lúc, đầu hơi lắc lư rồi nói:
-Cậu phải trốn đi ngay, trốn càng nhanh càng tốt.
-Nhưng em biết trốn đi đâu ạ ?
-Đó không phải là việc của tôi. Cậu trốn đi đâu thì trốn, miễn là công an người ta không còn nhìn thấy cậu là được.
+Thực ngồi lặng đi một tí rồi cúi đầu:
-Vâng, em xin nghe lời anh !
*
* *
Tại phiên Toà ( nội – ngày )
+Không khí phiên toà nghiêm trang. Thành ngồi tại vị trí dành cho bị cáo, hai bên anh là hai cảnh sát. Anh ngước mắt nhìn xung quanh. Tại vị trí dành cho báo giới, các nhà báo đến khá đông, báo hình thì đang bận rộn với những thao tác kỹ thuật, các báo viết thì lăm lăm máy ảnh, máy ghi âm và sổ sách. Nhưng các nhà báo đều nhìn anh với ánh mắt thiện cảm, một vài người còn gật đầu chào anh. Tại vị trí của Luật sư, Hoàng Tân đang chăm chú nghiên cứu thêm hồ sơ vụ án, thỉnh thoảng anh lại ghi chép gì đó vào một cuốn sổ. Khu vực dành cho những người tới nghe phiên toà, Thành nhìn thấy bố mẹ anh, bà Cẩm, Vân, Toàn, Xuân, Liên, Thọ, A Lử, A Phử, trưởng thôn Giàng A Páo, Chi cục trưởng Kiểm lâm và các đồng đội của anh cùng những người dân thôn Pán Sử. Hầu hết ánh mắt của họ đều dồn về phía anh động viên khích lệ…
+Một lát sau, Hội đồng xét xử xuất hiện. Thư ký toà cất giọng nghiêm trang :
-Tất cả mọi người đứng dậy !
+Tất cả mọi người đều đứng dậy. Sau khi Hội đồng xét xử đến vị trí ổn định, chủ toạ phiên toà nói:
-Mời tất cả ngồi xuống…bị cáo Nguyễn Văn Thành bước vào chỗ khai.
*
* *
Phòng Thực, trên đường rừng ( nội, ngoại – ngày )
+Thực đang cuồng cuồng thu dọn đồ đạc trước khi bỏ trốn. Hắn xếp vào vali thứ này rồi lại bỏ ra thứ kia…Trong phòng ngổn ngang giấy tờ và những thứ Thực vứt bỏ lại. Hắn mở két sắt lấy ra hàng tập đô la và đồng EURO xếp vội vàng vào vali…
+Trên đường một chiếc xe đặc chủng của cảnh sát đang rú còi lao vào sân cơ quan Thực. Vào tới nơi, các chiến sỹ cảnh sát toả ra bao vây khu nhà…
+Từ tầng trên, Thực nhìn thấy toàn bộ sự việc. Ban đầu hắn tỏ ra sợ hãi, nhưng liền đó vẻ mặt hắn trở nên liều lĩnh. Hắn móc trong người ra khẩu súng K59 lên đạn rồi vớ lấy chiếc vali lách ra ngoài…
+Các chiến sỹ cảnh sát xông lên phòng Thực, họ đạp tung cửa xông vào nhưng căn phòng không một bóng người. Viên chỉ huy cảnh sát nói lo lắng:
-Hắn trốn rồi, lục soát mau…
+Các cảnh sát toả ra tìm kiếm.
+Tại một vị trí Thực nấp, súng lăm lăm trong tay, hắn theo dõi các chiến sỹ cảnh sát. Chọn một thời điểm thích hợp, Thực lao vội ra chiếc xe ô tô của hắn đỗ ở một vị trí kín đáo. Hắn mở cửa xe, vất vội chiếc vali vào rồi nổ máy phóng đi.
+Phát hiện ra chiếc xe của Thực, các chiến sỹ cảnh sát liền phóng xe đuổi theo.
+Chiếc xe của Thực lao như điên dại ra đường quốc lộ. Trong khi đó chiếc xe của cảnh sát đang bám riết phía sau. Qua cửa kính chiếu hậu, Thực thấy rõ chiếc xe của cảnh sát đang tới gần, họ kêu gọi hắn qua loa:
-Phạm Thực hãy đầu hàng để được hưởng lượng khoan hồng của pháp luật.
+Thay vì dừng xe, Thực ngoảnh lại nổ một phát súng về phía chiếc xe của cảnh sát, khiến chiếc xe này phải ngoặt tay lái lạng đi để tránh đạn. Nhưng liền đó cảnh sát cũng đáp trả. Hai bên vừa lạng lách tránh đạn vừa đì đùng bắn nhau một lúc.
+Một lát sau, Thực chợt phát hiện phía trước một chiếc xe của cảnh sát đỗ chắn ngang đường và có rất đông cảnh sát đang triển khai đội hình vây bắt hắn. Thấy vậy, Thực tỏ ra hốt hoảng vô cùng, hắn vội phanh gấp xe lại, rồi vớ lấy vali tông cửa nhảy ra ngoài. Thực bắn liên tiếp mấy phát súng vào số cảnh sát đang đuổi theo hắn rồi cuống cuồng lao vào rừng. Do địa hình khá dốc lại trơn nên hắn liên tục bị trượt ngã. Trong khi đó tiếng loa của cảnh sát vẫn bám đuổi theo hắn:
-Phạm Thực, buông vũ khí xuống đầu hàng, nếu không sẽ bị tiêu diệt.
+Thực giương súng về phía có tiếng loa bắn mấy phát rồi lại tiếp tục chạy trốn. Những viên đạn của cảnh sát chiu chíu bay tới làm tung đá, gãy cành quanh người Thực. Mỗi lần như vậy, Thực lại quay người nổ súng rồi lại vừa chạy vừa ngã. Một lát sau khi Thực sắp thoát được vào rừng dày đặc những cây, chợt một viên đạn bắn trúng chân hắn. Thực loạng choạng ngã ngồi xuống rồi lại gượng đứng lên chạy tiếp, nhưng hắn không đủ sức để chạy nữa, đành phải vứt vali, một tay bịt vết thương, một tay cầm súng bò lết vào rừng. Được một quãng hắn gục xuống ngất đi. Một lát sau hắn tỉnh lại, thấy bầu trời quay cuồng với những khuôn mặt cảnh sát súng lăm lăm trong tay đang vây quanh hắn.
*
* *
Tại phiên toà ( nội – ngày )
+Mọi người vẫn đang chăm chú nghe Toà thẩm vấn Thành. Giới báo chí hoạt động một cách hết sức bận rộn…
+Chủ toạ phiên toà nghiêm nghị hỏi Thành:
-Tại phiên toà phúc thẩm hôm nay, mặc dù cơ quan công tố có thay đổi một số ý kiến trong cáo trạng và đề nghị Toà xem xét để đưa ra một mức án có sức thuyết phục cao nhất, đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Toà thấy ý kiến đó của cơ quan công tố là có lợi cho bị cáo trong quá trình lượng hình, nhưng Viện Kiểm sát vẫn giữ nguyên quan điểm khi cho rằng việc bị cáo bắn chết Tài Hà Mã là có thật. Bị cáo có suy nghĩ gì trước quan điểm này ?
+Thành suy nghĩ một tí rồi nói với giọng lễ độ, nhưng kiên quyết:
-Kính thưa Hội đồng xét xử, từ khi cơ quan điều tra khởi tố vụ án cho đến nay chưa bao giờ bị cáo phủ nhận điều đó, tại phiên toà phúc thẩm hôm nay, bị cáo vẫn thừa nhận rằng chính bị cáo đã nổ súng bắn chết Tài Hà Mã. Tuy nhiên, bị cáo cũng mong Toà xem xét một cách thấu tình, đạt lý cho hành vi này của bị cáo và đưa ra kết luận đúng đắn, phù hợp với điều kiện khách quan và chủ quan để dẫn tới việc bị cáo buộc phải nổ súng trong khi thi hành công vụ.
+Chủ toạ phiên toà hắng giọng và nhìn Thành bằng ánh mắt nghiêm khắc:
-Đề nghị đó của bị cáo, khi nghị án Toà sẽ xem xét. Bị cáo trả lời tiếp câu hỏi của toà, tại phiên sơ thẩm mặc dù bị cáo một mực cho rằng mình là người vô tội, và trước khi nổ súng bắn chết Trần Hữu Tài, bị cáo đã bắn cảnh cáo và sau đó buộc lòng phải bắn chết Tài khi Tài dùng súng quân dụng đe doạ trực tiếp tới sinh mạng của bị cáo và những người khác. Hôm nay, bị cáo có thay đổi lời khai, hay vẫn giữ nguyên ý kiến đó ?
+Thành hơi yên lặng một tí, anh liếc mắt nhìn xung quanh, bắt gặp những ánh mắt động viên khuyến khích của mọi người. Thành hướng về phía chủ toạ, nói can đảm:
-Thưa Hội đồng xét xử, tại phiên toà phúc thẩm hôm nay, bị cáo vẫn bảo lưu ý kiến đó.
+Nghe Thành nói vậy, chủ toạ phiên toà và hai hội thẩm ghé sát thì thầm với nhau một lúc. Phiên toà lặng phắc một cách nặng nề, ánh mắt mọi người đều dồn về phía hội đồng xét xử. Một lát sau, một hội thẩm hỏi Thành:
-Bị cáo nói vẫn bảo lưu ý kiến tại phiên toà sơ thẩm. Như vậy có nghĩa là cho tới giờ bị cáo vẫn cho rằng việc bị cáo bắn chết Tài Hà Mã là một hành động đúng ?
+Thành hơi gật đầu :
-Thưa, đúng như thế !
+Chủ toạ phiên toà hỏi dồn:
-Bị cáo lấy gì để chứng minh mình là người vô tội, trong khi tại phiên sơ thẩm bị cáo vẫn chưa đưa ra được những chứng cứ cụ thể về việc bị cáo chỉ nổ súng bắn chết Trần Hữu Tài sau khi đã bắn cảnh cáo và bị Tài đe doạ trực tiếp đến sinh mạng của mình và những người khác? Bị cáo lấy gì để chứng minh mình là người vô tội, trong khi tại phiên sơ thẩm, các nhân chứng là Chu Văn Cường, hay còn gọi là Cường Trọc và Lê Bá Vượng, hay còn gọi là Vượng Móm đều một mực cho rằng bị cáo đã không bắn cảnh cáo mà nổ súng trực tiếp vào Trần Hữu Tài, và viên đạn bắn sượt qua người bị cáo là do Hùng Cá Lóc bắn chứ không phải là do Trần Hữu Tài bắn? Bị cáo hãy nói cho Toà rõ về vấn đề đó ?
+Nghe Toà hỏi vậy, Thành tỏ ra hết sức lúng túng, khuôn mặt anh mồ hôi ướt đẫm, anh suy nghĩ một tí rồi đưa mắt nhìn về phía mọi người như cầu khẩn. Những người dự phiên toà cũng tỏ ra hết sức lo lắng. Ông Hoạt miệng há hốc, ria vểnh ngược và nhìn con với ánh mắt thất thần. Bà Hoạt, bà Cẩm đưa tay lên miệng để ngăn tiếng nấc. Vân uồm người về trước, vẻ mặt lo lắng. Toàn cứ loay hoay ngồi không yên trên ghế…Những tiếng rì rầm lo lắng lao xao khắp căn phòng khiến chủ toạ phiên toà phải nhắc:
-Yêu cầu mọi người trật tự! Nguyễn Văn Thành, hãy trả lời câu hỏi của Toà !
+Nghe Toà thúc giục, Thành tỏ ra hoang mang, anh đưa mắt hướng về phía Hoàng Tân. Nhưng lúc này Hoàng Tân vẫn đang lúi húi ghi chép điều gì đó…
+Toà tiếp tục nhắc:
-Nguyễn Văn Thành, trả lời câu hỏi của Toà đi chứ ?
+Thành vẫn đứng chết lặng. Khán phòng im phăng phắc, nét lo lắng hiện rõ trên khuôn mặt mọi người.
+Hoàng Tân cố ghi chép thêm một lúc nữa rồi mới ngẩng lên và hướng về phía chủ toạ phiên toà:
-Thưa Hội đồng xét xử, xin Hội đồng xét xử cho phép tôi được trả lời câu hỏi đó thay cho thân chủ của mình.
+Nghe Hoàng Tân nói vậy, Hội đồng xét xử lại ghé tai hội ý. Không khí phòng xử yên ắng nặng nề. Một phút trôi qua, Chủ toạ phiên toà hắng giọng nói:
-Toà đồng ý cho vị luật sự trả lời thay cho bị cáo !
+Hoàng Tân trịnh trọng đứng dậy, tay lật giở một số trang tài liệu rồi anh quay sang hỏi Thành bằng giọng nghiêm khắc:
-Bị cáo hãy nói rõ cho Hội đồng xét xử biết bị cáo đã bắn cảnh cáo mấy phát đạn, trước khi bắn chết Tài Hà Mã ?
+Thành hướng về Hội đồng xét xử:
-Thưa Hội đồng xét xử, bị cáo đã bắn cảnh cáo 3 lần, sau đó do Tài vẫn ngoan cố dùng vũ khí tấn công lại, buộc lòng bị cáo phải tiêu diệt tên Tài để bảo vệ tính mạng cho bản thân và đồng đội.
+Hoàng Tân vẫn hỏi nghiêm khắc:
-Bị cáo có đảm bảo trước Toà là đã bắn cảnh cáo ba lần không ?
+Thành trả lời kiên quyết:
-Bị cáo xin đảm bảo!
+Hoàng Tân hướng về Hội đồng xét xử:
-Thưa Hội đồng xét xử, sau khi Nguyễn Văn Thành bắn cảnh cáo ba lần, nhưng Trần Hữu Tài vẫn ngoan cố để thực hiện hành vi phạm tội. Thiết nghĩ hành động của Nguyễn Văn Thành lúc đó là cần thiết và hoàn toàn phù hợp với những quy định của luật pháp. Tôi khẩn thiết đề nghị Toà tuyên Nguyễn Văn Thành vô tội!
+Nghe Hoàng Tân nói vậy, cả phòng xử vỗ tay, nét mặt ai nấy đều tỏ ra phấn khởi và đồng tình với lập luận của Hoàng Tân.
+Chủ toạ nghiêm giọng:
-Yêu cầu tất cả trật tự !
+Công tố viên bác lại:
-Chúng tôi không nói hành động của bị cáo lúc đó là không cần thiết, nhưng việc bị cáo chỉ bắn cảnh cáo hai lần, sau đó bắn thẳng làm chết Trần Hữu Tài là vi phạm quy định của pháp luật ( ông nói với thư ký phiên toà ) – Đề nghị Thư ký phiên toà cho biết tại hiện trường, cơ quan điều tra đã thu được mấy vỏ đạn ?
+Thư ký phiên toà lại vị trí để tang vật vụ án cầm hộp đựng vỏ đạn giơ lên:
-Tại hiện trường, cơ quan điều tra đã thu được ba vỏ đạn K59. Kết luận giám định kỹ thuật hình sự cho thấy đây là vỏ đạn được bắn ra từ khẩu súng của bị cáo Nguyễn Văn Thành.
+Công tố viên cao giọng:
-Như vậy chứng tỏ Thành chỉ bắn hai phát cảnh cáo.
+Hoàng Tân đáp lại ngay:
-Tôi xin khẳng định Nguyễn Văn Thành đã bắn cảnh cáo ba lần trước khi bắn chết Trần Hữu Tài.
+Chủ toạ:
-Luật sư căn cứ vào đâu để khẳng định điều đó ?
+Hoàng Tân lấy từ chiếc hộp ra một chiếc vỏ đạn rồi giơ lên:
-Thưa Hội đồng xét xử, đây là vỏ đạn thứ tư đã được tìm thấy và đã được Viện khoa học hình sự giám định và kết luận nó được bắn từ một khẩu súng và cùng một thời điểm với ba vỏ đạn kia ( nói tới đây, Hoàng Tân lại lấy ra tờ giám định kỹ thuật hình sự giơ lên cho mọi người nhìn thấy ).
+Nghe Hoàng Tân nói và có bằng chứng chứng minh, cả phòng xử án ồ lên, những tiếng bàn tán xôn xao. Trong khi đó Hội đồng xét xử lại ghé vào nhau thảo luận. Thành cũng nhìn Hoàng Tân với ánh mắt ngạc nhiên và mừng rỡ. Một lát sau, chủ toạ phiên toà quay xuống nói:
-Yêu cầu mọi người trật tự. Nếu ai không chấp hành, đề nghị lực lượng bảo vệ kiên quyết xử lý ( nghe chủ toạ nói vậy, mọi người đều im lặng giữ trật tự, chủ toạ hỏi Hoàng Tân ) – Đề nghị luật sư cho Toà biết vỏ đạn đó được tìm thấy ở đâu, trong hoàn cảnh nào ?
+Hoàng Tân hơi mỉm cười:
-Kính thưa Hội đồng xét xử, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin theo yêu cầu của Hội đồng xét xử ngay sau đây. Nhưng để đảm bảo tính khách quan trung thực, đề nghị Hội đồng xét xử cho phép tôi được tiếp tục bảo vệ quyền lợi cho thân chủ của mình.
-Toà đồng ý cho luật sư tiếp tục.
+Hoàng Tân hỏi Thành:
-Bị cáo cho Hội đồng xét xử biết ai là người sử dụng súng quân dụng bắn bị cáo trước khi bị cáo bắn chết Trần Hữu Tài ?
-Thưa Hội đồng xét xử, người bắn tôi chính là Trần Hữu Tài.
+Hoàng Tân nói nghiêm khắc:
-Anh phải chịu trách nhiệm trước Toà về toàn bộ lời khai của mình, vì vậy anh nên suy nghĩ kỹ trước khi trả lời câu hỏi. Anh có thể thay đổi lời khai nếu như thấy cần thiết.
-Thưa Hội đồng xét xử, bị cáo xin chịu trách nhiệm. Bị cáo thấy không có lý do gì để thay đổi lời khai, vì toàn bộ sự việc đều hoàn toàn trung thực đúng như những gì bị cáo đã khai trước Toà. Bị cáo xin khẳng định lại một lần nữa chính Trần Hữu Tài, hay còn gọi là Tài Hà Mã là người trực tiếp cầm súng bắn tôi.
+Hoàng Tân quay lên Toà:
-Thưa Hội đồng xét xử, theo quan điểm của chúng tôi, những lời khai của Nguyễn Văn Thành là hoàn toàn phù hợp với thực tế đã diễn ra của vụ án. Điều đó lại càng khẳng định Thành không có tội. Hơn nữa chúng tôi còn có những nhân chứng, vật chứng mới để chứng minh cho hành động không phạm tội của Thành.
+Chủ toạ hỏi:
-Đề nghị luật sư cung cấp nhân chứng, vật chứng mới để Toà xem xét.
+Hoàng Tân quay lại nói:
-Cho nhân chứng vào !
+Cánh cửa hông phòng xử mở ra. Mọi người dồn mắt nhìn về hướng đó và ồ lên khi thấy Hùng Cá Lóc xuất hiện. Anh ta trông có vẻ lo lắng sợ hãi đi theo sự chỉ dẫn của một cảnh sát.
+Tại một vị trí, Sương vừa trông thấy Hùng, cô rướn người lên gọi rối rít:
-Anh Hùng…anh Hùng…em đây này…
+Một cảnh sát quay lại nhắc:
-Chị kia, yêu cầu trật tự !
+Nghe tiếng gọi của Sương, Hùng quay lại nhìn, vẻ mặt anh sáng lên niềm hạnh phúc. Dưới sự hướng dẫn của cảnh sát, Hùng đứng vào vị trí dành cho nhân chứng.
+Hoàng Tân hỏi Hùng:
-Anh cho Hội đồng xét xử biết họ tên của mình ?
+Hùng sợ hãi:
-Dạ thưa Hội đồng xét xử, con tên là Lê Văn Hùng, tự là Hùng Cá Lóc ạ.
+Chủ toạ nhắc:
-Trong quá trình thẩm vấn, khi xưng hô anh phải thưa quý toà và xưng là tôi, không xưng là “con”, anh nhớ chưa?
-Dạ…con…à tôi nhớ rồi ạ!
+Hoàng Tân hỏi Hùng Cá Lóc:
-Anh hãy cho toà biết, anh có phải là người bắn Thành không ?
+Hùng lắc đầu:
-Thưa quý toà, không phải con…à tôi bắn ạ.
-Vậy người trực tiếp cầm súng bắn là ai?
-Dạ…khi anh này ( Hùng chỉ vào Thành ) – bắn súng cảnh cáo, anh Tài vẫn không chấp hành, anh ta ra lệnh cho tôi nổ súng nhưng tôi không làm theo, anh ta liền giật lấy súng nhằm vào anh này rồi bóp cò. Anh này tránh được sau đó giương súng bắn chết anh Tài. Vì sợ quá nên sau đó tôi bỏ trốn, hôm nay tôi xin trình diện, xin toà tha tội cho tôi ạ.
+Chủ toạ nghiêm giọng:
-Toà hoan nghênh việc anh ra tự thú và làm chứng trước toà. Pháp luật luôn khoan dung đối với người biết ăn năn hối cải, do đó anh phải khai trung thực trước toà.
-Dạ, tôi xin khai trung thực ạ.
+Hoàng Tân nói với Hùng:
-Thưa Hội đồng xét xử, vỏ đạn tôi vừa trình lên Hội đồng xét xử là do Lê Văn Hùng cung cấp ( Hoàng Tân quay lại Hùng ) – Anh hãy giải thích cho toà biết do đâu anh có vỏ đạn đó ?
+Hùng bình tĩnh hơn:
-Thưa quý Toà, hôm đó tôi đứng khá gần anh này ( Hùng chỉ Thành ) – Khi anh này bắn cảnh cáo lần thứ ba, vô tình vỏ đạn rơi lọt đúng vào túi áo ngực của tôi, nhưng lúc đó tôi không để ý. Mãi tới khi tôi chạy vào rừng, khi rửa mặt thấy nó rơi từ trong túi ra, lúc đầu tôi định vứt đi, nhưng sau đó lại đút vào túi quần nghĩ là để làm kỷ niệm. Sau này khi ra tự thú tôi đã nộp nó lại cho công an ạ.
+Chủ toạ hỏi:
-Ngoài nhân chứng, luật sư còn vật chứng gì để chứng minh nữa không?
+Hoàng Tân ung dung nói:
-Thưa quý toà! Ngoài những gì mà quý Toà đã và đang xem xét. Ngoài những nhân chứng, vật chứng đã trình trước toà để chứng minh cho sự vô tội của bị cáo Thành, chúng tôi còn có bằng chứng khác thuyết phục hơn nữa để chứng minh cho sự vô tội đó ( nói tới đây Hoàng Tân lại giơ lên một tờ giấy ) – Thưa quý Toà, ngoài bản giám định vỏ đạn thứ tư để chứng tỏ bị cáo Thành đã thực hiện đúng quy trình sử dụng vũ khí trong khi thi hành công vụ, hiện trong tay chúng tôi còn có bản giám định kỹ thuật của Viện khoa học hình sự chứng minh Tài Hà Mã chính là người trực tiếp nổ súng bắn vào bị cáo Thành trước khi bị Thành bắn chết ( Hoàng Tân dừng lại một tí để gây áp lực, cả phiên toà lặng phắc nghe anh nói ) – Qua kết luận giám định cho thấy trên khẩu súng K56 ( súng tiểu liên AK – Tg ) mang số hiệu 038841015 thu tại hiện trường, tại ốp tay cầm, báng súng và đặc biệt là ở cò súng có dấu vân tay của Trần Hữu Tài. Các dấu vân tay này đều đè lên những dấu vân tay khác. Điều đó chứng tỏ Tài là người sau cùng cầm súng. Đó cũng chính là điều khẳng định hùng hồn rằng Trần Hữu Tài chính là kẻ nổ súng chống lại người thi hành công vụ trước khi bị Nguyễn Văn Thành bắn chết. Xuất phát trên các quan điểm khách quan và chủ quan, xuất phát từ những nhân chứng vật chứng hoàn toàn phù hợp với diễn biến của vụ án, đồng thời để bảo vệ kỷ cương pháp luật một cách nghiêm minh, nhưng không để xảy ra oan sai. Một lần nữa chúng tôi khẩn thiết đề nghị Toà tuyên vô tội cho bị cáo Nguyễn Văn Thành!
+Nghe Hoàng Tân nói vậy, cả phòng xử lại ồn ào, mọi người bàn tán xôn xao, khiến chủ toạ phiên toà phải nhắc nhở:
-Toà yêu cầu mọi người trật tự!
+Hội đồng xét xử lại chụm vào nhau thảo luận. Một lát sau chủ toạ phiên toà nói:
-Toà tuyên bố nghỉ giải lao 15 phút trước khi nghị án.
*
* *
Phòng Đạo ( nội, ngoại – ngày )
+Mặc dù máy vẫn bắt phía sau, nhưng ta có thể quan sát thấy những hành vi của Đạo. Trông ông ta rất lo sợ, cuống quýt. Đạo tiến lại cửa ra vào chốt chặt cửa lại, rồi mở tung các cửa tủ, ngăn bàn, cuống cuồng nhét một vài thứ lặt vặt vào một chiếc va ly mở sẵn, nhưng một lát sau ông lại lôi tuốt những thứ đó ra, rồi lại nhặt những thứ khác nhét vào, được một lúc Đạo lại quẳng các thứ ra, rồi đứng thở hồng hộc. Căn phòng ngổn ngang tung toé, giấy tờ, đồ đạc ngổn ngang trên sàn nhà…
+Tiếng chuông điện thoại réo vang, Đạo giật mình nhìn về phía điện thoại một lúc, rồi rón rén cầm ông nghe nói vẻ lo lắng:
-A lô…Dạ…tôi…tôi Đạo đây ạ…( Đạo lắng nghe một tí rồi nói với giọng nhẹ nhõm hơn ) – à…Long đấy à…thế mà chú tưởng ai…ừ chú chuẩn bị xong rồi, cháu đánh xe tới trước cửa văn phòng, chú xuống là ta đi ngay luôn nhé…
+Đạo buông ống nghe xuống, quay lại chiếc va ly nhét lấy nhét để một số đồ đạc vào, rồi đóng sập nắp valy lại. Đạo xách valy vội vàng tiến về phía cửa. Ông mở chốt rồi kéo cửa ra. Bất chợt ông ta kêu lên một tiếng hốt hoảng rồi lùi lại. Trước cửa là một số người trong sắc phục công an đang đứng đợi, trong đó có Giàng Thị Mỷ trong sắc phục Trung uý cảnh sát. Viên chỉ huy cảnh sát nghiêm giọng nói:
-Hoàng Đạo, ông đã bị bắt !
+Chiếc valy rời khỏi tay rơi xuống sàn nhà, ông ta gần như quỵ xuống, nói giọng đứt quãng, hoảng sợ:
-Tôi…tôi biết tội của mình rồi…
+Một lát sau ta thấy Đạo tay bị còng đang được cảnh sát dẫn giải ra một chiếc xe đặc chủng đỗ ở ngoài sân. Đạo bị đẩy lên xe, cánh cửa đóng sập lại. Chiếc xe hú còi lao ra khỏi trụ sở…
+Trung uý Giàng Thị Mỷ nhìn theo chiếc xe chở Đạo đi, rồi quay lại nói với Trưởng công an huyện đứng gần đó:
-Chú ơi, mọi việc giờ đã xong rồi, xin phép chú cho cháu đến dự phiên toà xét xử anh Thành được không ạ.
+Trưởng công an huyện gật đầu:
-Được chứ! Chú cháu mình cùng tới đó.
*
* *
Tại phiên Toà ( nội, ngoại – ngày)
+Những người dự phiên toà đang đứng nghe chủ toạ phiên toà tuyên án:
-Xét hành vi ban đầu của bị cáo Nguyễn Văn Thành là hết sức nghiêm trọng, đã sử dụng vũ khí quân dụng làm chết một người. Tuy nhiên, trong quá trình xét xử, trên cơ sở các nhân chứng, vật chứng có liên quan đều đã chứng minh được bị cáo đã sử dụng vũ khí hợp pháp, bị cáo có giấy phép sử dụng vũ khí, đã thực hiện đúng quy trình sử dụng vũ khí trong khi thi hành công vụ, hơn nữa bị cáo đã buộc phải nổ súng trong hoàn cảnh tính mạng mình và những người khác bị trực tiếp đe doạ, do vậy đã có đủ căn cứ để chứng minh cho hành vi nổ súng bắn chết Trần Hữu Tài của bị cáo là nhằm bảo vệ tài sản XHCN, bảo vệ tính mạng cho nhiều người khác, đồng thời cũng là hành vi phòng vệ chính đáng. Xét thấy những lẽ trên đã được phân tích thấu tình, đạt lý, Hội đồng xét xử tuyên huỷ kết quả tại phiên sơ thẩm, đồng thời tuyên bố Nguyễn Văn Thành vô tội và được trả tự do ngay tại phiên toà. Đối với Lê Văn Hùng, tự là Hùng Cá Lóc, Toà xét thấy hành vi của Hùng chưa tới mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, hơn nữa Hùng đã ra tự thú và đã khai báo thành khẩn trước Toà, do vậy Toà nghiêm khắc cảnh cáo Hùng và giao cho địa phương giáo dục để Hùng tiến bộ. Hội đồng xét xử tuyên bố kết thúc phiên toà.
+Chủ toạ vừa dứt lời, cả phòng xử án đều đứng dậy đồng loạt vỗ tay kéo dài không dứt.
+Thành rời vành móng ngựa quay lại, cũng vừa lúc bố mẹ, Vân và những người thân, bà con thôn Pán Sử và đồng đội của anh ào tới vây quanh. Ai cũng tíu tít hỏi han, ôm chầm lấy anh.Trên khuôn mặt mọi người ai nấy nụ cười và nước mắt chan hoà…
+Thành cũng khóc, những vệt nước mắt chảy dài trên khuôn mặt mệt mỏi nhưng hạnh phúc của anh. Trước sự chia sẻ của mọi người, anh chỉ biết nghẹn ngào thốt lên:
-Bố, mẹ…Cảm ơn…tôi xin cảm ơn tất cả mọi người…
+Thành như tìm kiếm ai đó, anh nhìn khắp nơi và thấy Hoàng Tân đang đứng một mình và nhìn anh mỉm cười. Thành tiến về phía Hoàng Tân, hai người ôm chầm lấy nhau. Lúc này Hoàng Tân cũng khóc vì vui mừng và cảm động.
+Một lát sau ta thấy mọi người đi ra từ toà án. Cánh nhà báo tiếp tục vây quanh quay phim, chụp ảnh lia lịa.
+Trung uý Giàng Thị Mỷ lúc này mới tới. Cô mỉm cười vẫy chào Thành và mọi người rồi đi về phía Hoàng Tân. Hai người gặp nhau, nét hạnh phúc rạng ngời trên khuôn mặt họ. Hoàng Tân mỉm cười, láu lỉnh hỏi Mỷ:
-Chuyên án SH05 kết thúc rồi chứ đồng chí Trung uý!
+Mỷ gật đầu mỉm cười:
-Vâng! Đã kết thúc rồi ngài nhà báo kiêm luật sư ạ!
+Hoàng Tân lại cười:
-Nhưng một chuyên án khác lại được mở ra…
+Mỷ cảnh giác:
-Chuyên án gì cơ ?
-Chuyên án này mang tên “Thánh đường tình yêu”, có hai người trực tiếp phá án đó là một nhà báo và một nữ sỹ quan cảnh sát…
+Mỷ hiểu Hoàng Tân định nói gì, cô khẽ đấm đấm vào người anh, ánh mắt nhìn Hoàng Tân nồng nàn đằm thắm:
-Lại bắt đầu tếu rồi đấy.
+Hoàng Tân sửa lại dụng cụ hành nghề :
-Nghiêm túc đấy chứ ! Anh muốn về Pán Sử để xin phép bố mẹ cho phép anh được làm con rể. Em đồng ý không ?
+Mỷ ngượng nghịu liếc nhìn Hoàng Tân rồi ngoảnh đi nơi khác :
-Em chả biết. Anh về mà hỏi bố em ấy !
+Hai người say đắm nhìn nhau. Nét mặt họ rạng ngời hạnh phúc.
*
* *
Trên con đường rừng ( ngày )
+Sương và Hùng Cá Lóc đang đi tản bộ trên một con đường ven rừng. Trên tay Sương xách chiếc lồng có chú chim Hùng tặng dạo nào.
+Sương nhìn Hùng với ánh mắt ngập tràn niềm vui, cô nói trong mơ màng:
-Mãi tới giờ mà em cứ nghĩ như trong mơ ấy.
+Hùng cũng gật đầu, nói hạnh phúc:
-Anh cũng thế. Bao tháng trời sống chui, sống lủi, lúc nào cũng nơm nớp sợ hãi, anh không dám nghĩ sẽ có ngày chúng ta được tự do đi bên nhau như thế này.
+Sương lườm yêu Hùng:
-Thế mà khi em vào bảo về đầu thú công an để được hưởng lượng khoan hồng, có người ban đầu dứt khoát không chịu đâu đấy.
+Hùng cười ngượng nghịu:
-Vì lúc đó anh sợ lắm, không hiểu Nhà nước đối xử như thế nào nữa. Nếu biết được khoan hồng, tha thứ như thế này thì anh về từ lâu rồi ( nói tới đây Hùng nắm lấy tay Sương) – Từ nay anh sẽ không bao giờ chịu xa em nữa đâu.
+Sương và Hùng ôm nhau, Sương nói thì thầm:
-Em cũng thế, em không bao giờ muốn xa anh nữa. Chúng mình sẽ làm lại từ đầu anh nhé.
+Hùng gật đầu, hai người đắm đuối hôn nhau, trong khi đó chú chim vẫn nhảy nhót trong lồng và giương đôi mắt tròn xoe nhìn đôi nam nữ.
+Lát sau họ buông nhau ra rồi tiếp tục đi tản bộ. Hùng chợt nói vẻ lo lắng:
-Nhưng là nói thế thôi, anh lo lắm…
+Đang lâng lâng trong hạnh phúc, nghe Hùng nói vậy Sương lo lắng:
-Anh lo gì cơ? Tài Hà Mã chết rồi, anh đừng làm điều gì sai trái nữa thì còn việc gì mà phải lo nữa!
+Vẻ mặt Hùng thể hiện nét đăm chiêu, anh lắc đầu:
-Vấn đề không phải ở chỗ đó. Anh lo là từ nay chúng mình biết làm gì để sống. Xưa nay anh chỉ quen làm công cho Tài Hà Mã, ông ta cho đồng nào thì tiêu hết đồng đó, giờ chẳng có chút vốn liếng gì cả. Còn em thì Công ty Suối Hoa vỡ rồi, cũng biết tìm việc gì đây.
+Nghe Hùng nói vậy, vẻ mặt Sương như dãn ra. Cô nói vui vẻ:
-Thế mà làm em hoảng lên, cứ tưởng anh gặp phải chuyện gì gay go lắm ( Sương cười, nắm lấy tay Hùng ) – Việc đó anh không có gì phải lo cả. Em đảm bảo với anh, chúng ta sẽ có một việc làm ổn định và cuộc sống dần sẽ no đủ cho mà xem.
+Hùng ngạc nhiên:
-Nghĩa là thế nào?
+Sương nói hồ hởi:
-Về Pán Sử. Chị Mỷ đã nói với em rồi. Chúng ta hãy về Pán Sử nhận đất rừng khoanh nuôi bảo vệ và trồng mới rừng. Hiện tại tuy vất vả một tí, nhưng chỉ ít năm nữa chúng ta sẽ trở thành triệu phú cho mà xem.
+Hùng dừng bước, hỏi với giọng hoài nghi:
-Như thế có được không ?
+Sương vẫn sôi nổi:
-Sao lại không. Chúng ta hãy về Pán Sử trồng rừng. Tất cả người dân Pán Sử đều nhận rừng trồng hết rồi. Cuộc sống của họ bây giờ đều ổn định cả. Em nghĩ chúng mình về đó, nhận vài chục héc ta, nếu chịu khó vừa trồng rừng vừa chăn nuôi và làm thêm một số nghề phụ khác, chúng ta sẽ có của ăn, của để thôi mà.
+Hùng vẫn lưỡng lự:
-Nhưng…anh ngại lắm…
+Sương níu tay Hùng nói nũng nịu:
-Anh có còn yêu em nữa không?
+Hùng gật đầu:
-Sao em lại hỏi anh như thế. Liệu trên đời này còn ai để cho anh yêu thương nữa.
+Sương nói kiên quyết:
-Vậy thì anh phải nghe em. Hãy về Pán Sử cùng mọi người trồng rừng. Nếu có vấn đề gì em xin chịu trách nhiệm. Anh có đồng ý không?
+Hùng nhìn vào mắt Sương:
-Vui cùng hưởng, khổ cùng sẻ chia gánh chịu. Em đã quyết tâm về Pán Sử trồng rừng, thì anh sẽ cùng em về đó.
+Sương ôm chầm lấy Hùng:
-Anh tuyệt vời hơn em tưởng nhiều.
+Hai người nhìn nhau cười vui vẻ. Lát sau, Sương giơ chiếc lồng chim lên, nói với chú chim đang nhảy nhót trong lồng:
-Trong thời gian vắng anh Hùng, chị đã có em bên cạnh. Bây giờ chị có anh Hùng rồi, chị biết em cũng nhớ bạn, nhớ rừng lắm, chị cho em được tự do nhé!
+Nói tới đây, Sương mở nắp lồng, chú chim nhảy nhót rồi bay vụt ra, nó chao liệng trên không trung một lát rồi bay đi.
+Sương và Hùng đứng nhìn theo cho tới khi chú chim khuất bóng trong đại ngàn. Sương treo chiếc lồng chim lên một cành cây. Hai người khoác tay nhau đi về phía trước, nơi có những cánh rừng đang chờ họ…
*
* *
Tiệm cà phê ( nội – ngày )
+Thành và Vân đang ngồi trong tiệm cà phê ở thị trấn. Thành nắm lấy tay Vân, ánh mắt họ nồng nàn nhìn nhau. Thành âu yếm hỏi Vân:
-Bố mẹ bảo…các cụ già rồi, muốn có cháu bế ẵm…ý em định thế nào ?
+Vân mỉm cười, ánh mắt lúng liếng tinh nghịch:
-Việc này sao lại hỏi em. Ý các cụ thế…thì anh cố gắng mà kiếm cháu cho các cụ bế…
+Thành mỉm cười, nhưng liền đó ánh mắt anh thoáng buồn:
-Là anh hỏi vậy thôi, chứ anh vẫn biết rằng chúng ta vẫn chưa thể làm cho các cụ toại nguyện được.
-Vì sao thế?
-Vì em còn đang bận học cho xong chương trình đại học. Còn anh vẫn đang phải tiếp tục bám đất bám dân để triển khai xong việc giao đất, khoán rừng. Chẳng lẽ cưới nhau xong, mỗi đứa vẫn cứ phải một nơi mãi sao.
+Vân cũng hơi buồn, cô cúi đầu suy nghĩ một lát rồi nói:
-Em cũng nghĩ như vậy. Nhưng em cũng đang nghĩ một cách như thế này để vẹn cả đôi đường, anh thấy có được không?
+ánh mắt Thành loé lên tia hy vọng:
-Cách gì?
-Trước mắt, anh cứ để em học xong chương trình đã. Sang năm em thi rồi. Sau đó, em sẽ xin chuyển hẳn lên công tác trên này. Thế là…( nói tới đây Vân mỉm cười tinh nghịch ) – Anh vừa có rừng, lại vừa có cả em. Có nhất trí thế không?
+Thành ôm lấy Vân:
-Nhất trí cả hai tay. Anh dốt thật đấy, có thế mà không nghĩ ra nữa.
+Hai người cười vui vẻ.
+Một chú bé bán báo đi tới, vừa đi chú vừa giơ cao một xấp báo:
-Báo đây, báo đây…tin tức nóng hổi đây…các tờ báo đều đồng loạt đưa tin…Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Yên Sơn Nguyễn Văn Thành từ bị hại trở thành bị cáo rồi lại trở thành người vô tội đây…báo đây…Vì đấu tranh giữ rừng, bảo vệ màu xanh cho cuộc sống…một cán bộ kiểm lâm suýt bị xử tù, nay được tha bổng tại toà đây…
+Thành vẫy tay gọi chú bé:
-Bán cho anh tờ báo nào!
+Chú bé nhanh nhảu tờ báo:
-Anh mua báo nào ạ…Tiền Phong, Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Pháp Luật, Công Lý, Thời Đại…báo nào cũng đều đưa tin…
-Cho anh tờ Thời Đại.
-Đây ạ! ( Chú bé đưa tờ báo cho Thành. Bất chợt nó tròn mắt nhìn anh, rồi nhìn tấm ảnh của Thành tại phiên toà đăng trong tờ báo ) – Ơ…có phải anh là người trong này không?
+Thành cười:
-Không phải đâu. Người trong ảnh này là anh em sinh đôi với anh…
+Thằng bé săm soi nhìn kỹ lại Thành và tấm ảnh rồi lắc đầu:
-Không phải là anh em sinh đôi, cũng là đôi mắt ấy, cái miệng ấy, mái tóc ấy…đúng là anh rồi!
+Thành cười nói lảng đi:
-Bao nhiêu tiền anh gửi.
+Thằng bé xua tay lia lịa:
-Em không lấy tiền đâu. Tặng anh đấy. Đối với một người dũng cảm như anh đáng ra phải được tặng thưởng Huân chương, nhưng em không phải là Chủ tịch nước, nên em tặng anh tờ báo thay cho tấm Huân chương, anh nhận đi cho em vui…Thôi em đi đây…chúc anh chị vui vẻ…báo đây…báo đây…tin tức nóng hổi đây…
+Thành và Vân cảm động nhìn theo chú bé bán báo đang đi xa dần. Vân nói với Thành:
-Cậu bé thật đáng yêu. Lại còn đòi tặng Huân chương cho anh nữa…
+Thành giơ tờ báo nói với Vân :
-Đối với anh, hành động của cậu bé là phần thưởng vô giá nhất. Để xem Hoàng Tân viết về vụ án của anh như thế nào nào…
+Hai người chụm đầu vào tờ báo chăm chú đọc.
*
* *
Tại một cuộc họp báo ( nội- ngày )
+Trên một tấm phông có cắt dán dòng chữ : ‘‘ Họp báo về kết quả chuyên án SH05’’
+Thành, Giám đốc Công an tỉnh, Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Kiểm lâm tỉnh, Trưởng Công an huyện Yên Sơn, Trung uý Giàng Thị Mỷ đang trả lời các nhà báo, trong số đó có cả Hoàng Tân.
+Đại tá, Giám đốc công an tỉnh đang nói với các nhà báo :
-…Như tôi vừa trình bày, trong quá trình thực hiện chuyên án SH05, các ngành chức năng đã thu về cho Nhà nước hàng chục tỷ đồng. Điều đáng nói là chuyên án đã đạt được hai thắng lợi cơ bản, thứ nhất là đã triệt phá được một đường dây khai thác, vận chuyển, buôn bán lâm sản trái phép. Thứ hai, trên mặt trận đấu tranh chống tham nhũng, chúng ta đã kịp thời phát hiện, xử lý một số cán bộ thoái hoá, biến chất, họ đã lợi dụng chức vụ và quyền hạn của mình để dựng lên Công ty Chế biến lâm sản và Dịch vụ Suối Hoa nhằm tìm cách làm sạch những đồng tiền do phạm tội mà có ( nói tới đây Giám đốc Công an mỉm cười ) – Tại thời điểm này, tôi đã có thể vui mừng thông báo với các đồng chí, chuyên án SH05 đã kết thúc thắng lợi!
+Một nhà báo hỏi:
-Theo nguồn tin riêng, chúng tôi được biết sau khi Tài Hà Mã bị tiêu diệt. Mặc dù biết Hạt trưởng Kiểm lâm Nguyễn Văn Thành không có tội, nhưng cơ quan công an vẫn khởi tố vụ án, khởi tố bị can, sau đó Viện Kiểm sát đã truy tố anh ta để xét xử. Xin đồng chí giải thích rõ vấn đề này?
+Đại tá suy nghĩ một tí rồi nói:
-Trong chừng mực chuyên môn cho phép, chúng tôi xin giải thích để các nhà báo nắm thế này, quá trình điều tra về cái chết của Tài Hà Mã, mặc dù có một số chi tiết chưa rõ ràng, nhưng về cơ bản chúng tôi đã có thể khẳng định đồng chí Thành đã hành động đúng. Tuy nhiên, nếu theo dõi toàn bộ diễn biến của chuyên án SH05, chắc các nhà báo cũng thấy nổi lên một số nhân vật có thế lực trong bộ máy công quyền của ta. Ở giai đoạn đầu của vụ án, những nhân vật này đã tìm cách thao túng, làm sai lệch bản chất sự việc, dẫn tới việc đồng chí Thành bị tuyên 36 tháng tù giam. Thực ra không phải chúng tôi không biết điều đó, nhưng chuyên án đã vào giai đoạn cuối, vì thế đành phải tạm thời chấp nhận để đồng chí Thành bị kết án oan sai. Sau khi đã củng cố hồ sơ, đủ căn cứ kết luận Hoàng Đạo và Phạm Thực phạm các tội giết người, tham nhũng, rửa tiền, tiếp tay cho lâm tặc phá rừng và một số tội danh khác, chúng tôi đã kết hợp với các ngành chức năng kết thúc vụ án, còn đồng chí Nguyễn Văn Thành đã được minh oan như các nhà báo đã thấy.
+Một nhà báo hỏi Cục trưởng kiểm lâm:
-Thưa đồng chí Cục trưởng Cục Kiểm lâm, chuyên án SH05 đã kết thúc, đồng chí có nhận xét gì mang tính tổng kết sự việc.
+Cục trưởng đứng dậy trịnh trọng nói:
-Tôi xin khẳng định ngay rằng đây là kết quả của một sự phối kết hợp tuyệt vời giữa các cơ quan tư pháp với ngành kiểm lâm chúng tôi. Nhưng có một vũ khí lợi hại khác góp phần quan trọng trong thắng lợi, đó chính là các cơ quan thông tấn báo chí, trong suốt quá trình đấu tranh, báo chí đã sát cánh bên chúng tôi để đấu tranh cho lẽ phải, bảo vệ luật pháp, mà nổi bật trong số đó có nhà báo Hoàng Tân. Anh đã không quản ngại hy sinh, gian khổ chung lưng đấu cật cùng chúng tôi tranh đấu. Từ đó, tôi xin rút ra một vấn đề mang tính tổng kết rằng, trong sự nghiệp đấu tranh để bảo vệ rừng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của Tổ quốc, nếu các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ngành, các cấp và toàn xã hội đồng tâm, hiệp lực thì chúng ta sẽ thực hiện thành công chỉ tiêu 5 triệu héc ta rừng mà Chính phủ đề ra. Đồng thời chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh một cách kiên quyết, không khoan nhượng đối với bất cứ hành động phá rừng nào. Chúng ta cần khẳng định lại một cách thẳng thắn rằng tất cả mọi hành động phá rừng trái với quy định của luật pháp đều là tội ác và phải được trừng trị, bất kể kẻ đó là ai và đang giữ cương vị gì. Xin cảm ơn các đồng chí!
+Khán phòng vang lên tiếng vỗ tay hưởng ứng lời phát biểu của Cục trưởng.
*
* *
Thôn Pán Sử, phòng hôn lễ ( nội, ngoại – ngày )
+Tiếng khèn, tiếng nhạc réo rắt vui vẻ. Những khuôn mặt tươi cười của người dân thôn Pán Sử. Hôm nay mọi người ăn bận rất đẹp, đàn ông với bộ quần áo mới cùng chiếc khèn cầm tay, phụ nữ đầu đội khăn, sặc sỡ trong những bộ váy áo nhiều màu sắc và những vòng bạc kêu xủng xoẻng theo mỗi bước đi. Trẻ con cũng đùa giỡn, chạy nhảy tung tăng. Mọi người đang đi vào một cái rạp tre được dựng lên để làm nơi tổ chức hôn lễ. Trên tấm phông, người ta cắt gián những trái tim với hai đôi chim quấn quýt, cùng giòng chữ được cách điệu: “Hạnh phúc”. Trong số những người đến dự lễ ngoài dân bản có thầy mo Thào A Phử, trưởng bản Giàng A Páo, Tẩn A Lềnh…có Thành, Vân, Hoàng Tân, Mỷ, ông Hoạt, Hùng Cá Lóc, Sương Liên trên tay bế một đứa bé, thỉnh thoảng cô lại cúi xuống nựng nó trông rất âu yếm…
+Sau khi mọi người đã yên toạ. Thọ xúng xính trong bộ comple với cương vị chủ hôn bước ra. Anh nhìn khắp lượt mọi người với ánh mắt vui vẻ rồi nói:
-Kính thưa hai họ, kính thưa bà con, thưa các bạn bè thân hữu của các cô dâu chú rể. Hôm nay hai họ, bà con và bạn bè thân hữu chúng ta long trọng tổ chức lễ thành hôn cho các đôi uyên ương, gồm: A Lử – Hồng Xuân, A Sình – Thị Xinh và Mạnh Hùng – Châu Sương. Xin mời các cặp cô dâu, chú rể đứng dậy chào bà con…
+A Lử – Xuân, A Sình – Xinh và Hùng Cá Lóc – Sương đứng dậy cúi chào mọi người. Các đôi A Lử – Xuân, A Sình và Xinh ăn mặc đồ dân tộc truyền thống. Hùng Cá Lóc và Sương ăn bận theo lối người Kinh. Trông nét mặt ai nấy đều rạng ngời hạnh phúc.
+Khi các cô dâu chú rể đứng dậy chào, Thọ vui vẻ nói:
-Đề nghị mọi người cho tràng vỗ tay mừng cho các đôi bạn trẻ sống bên nhau trăm năm hạnh phúc !
+Những tiếng vỗ tay vui vẻ vang lên.
+Chờ cho tiếng vỗ tay lắng xuống Thọ nói tiếp:
-Kính thưa hai họ, thưa bà con! Tôi xin trân trọng giới thiệu ông Thào A Phử, thân sinh anh Thào A Lử sẽ thay mặt cho các gia đình có đôi lời với bà con…
+A Phử đứng dậy đi lên phía trước rồi trịnh trọng chắp tay cúi chào mọi người, trông ông rất xúc động:
-Thưa bà con! Hôm nay các gia đình chúng tôi tổ chức lễ thành hôn cho các cháu. Để có được ngày vui này, chúng tôi biết ơn Đảng, ơn Chính phủ lắm ( ông quay sang phía Thành, Vân và ông Hoạt ) – Chúng tôi cũng biết ơn cán bộ Thành, cán bộ Vân và bác Hoạt, nhờ các cán bộ đã đưa đường chỉ lối, nên chúng tôi biết được đường ngay mà đi, lối thẳng mà bước ( ông quay sang các đôi trẻ ) – Các con có được hạnh phúc như hôm nay, thì phải biết mà gìn giữ, cái tai phải biết nghe lời hay, cái đầu phải biết suy nghĩ cái đúng. Ta không biết nói gì nhiều, chỉ vậy thôi.
+Nói xong ông cúi chào. Mọi người vỗ tay đáp lại.
+Thọ nói tiếp:
-Thưa bà con! Như đã thống nhất với các gia đình, hôm nay chúng ta tổ chức lễ thành hôn cho các cháu theo nếp sống mới. Chúng ta sẽ không ăn uống linh đình để tiết kiệm và tránh lãng phí, vì vậy mời các ông, các bà và mọi người ăn cái kẹo, uống bát nước mừng cho các cháu. Tiếp theo đây, xin trân trọng kính mời trưởng bản Giàng A Páo có đôi lời với bà con.
+Giàng A Páo đứng dậy, trịnh trọng nói:
-Thưa bà con! Chúng ta đã được chứng kiến buổi tiệc vui mừng đám cưới cho các con cháu của ta, chúng ta đã được ăn kẹo rồi, uống nước rồi, vui vẻ rồi. Bây giờ tôi có ý kiến thế này, nhân ngày vui hôm nay, thôn ta cũng tổ chức Hội thề trồng cây, bảo vệ rừng. Vậy kính mời các cô dâu, chú rể cùng tất cả mọi người lên bãi Dinh để tham gia ngày hội. Nào, xin mời bà con…
+Mọi người lục tục đứng dậy vui vẻ đi. Các đôi cô dâu, chú rể cúng tíu tít đi theo.
*
* *
Bãi Dinh ( ngày )
+Trên một vùng đất đồi cây cỏ lúp xúp, có một tấm biểu ngữ lớn: “Hội thề trồng cây, bảo vệ rừng thôn Pán Sử”. Có thể nhìn thấy một số hố đã đào và những cây con giống đã được chuẩn bị sẵn. Những người dân thôn Pán Sử đang tập trung ở đây để chuẩn bị cho lễ hội thề, trong đó có cả những cô dâu, chú rể. Nét mặt ai nấy đều thể hiện sự trang trọng nhưng đầy vui vẻ.
+Từng tốp nam nữ thanh niên trong trang phục truyền thống đang chơi những trò chơi dân tộc. Chỗ này đánh quay, chỗ kia múa khèn, tiếng khèn Mèo réo rắt như mời chào, như nhắc nhủ…
+Một lát sau, thầy mo Thào A Phử trịnh trọng tiến đến một chiếc trống đại gõ lên một hồi trống hùng dũng. Mọi cuộc chơi đều dừng lại, mọi người tập trung đến khu vực làm lễ Hội thề.
+Trưởng thôn Giàng A Páo nét mặt trang nghiêm nói với mọi người:
-Thưa toàn thể bà con dân bản, hôm nay được sự nhất trí của cấp trên, thôn ta làm lễ Hội thề trồng cây bảo vệ rừng. Tôi xin đề nghị bà con giữ trật tự để lắng nghe ý kiến chỉ đạo của cán bộ Thành thay mặt cấp trên nói chuyện với bà con.
+Những tiếng vỗ tay vang lên.
+Thành đứng dậy nhìn khắp lượt bà con rồi nói:
-Kính thưa toàn thể bà con! Hôm nay thôn Pán Sử ta vừa làm lễ thành hôn cho các bạn trẻ, vừa tổ chức lễ hội thề trồng cây, bảo vệ rừng. Tôi xin thay mặt cho Hạt Kiểm lâm Yên Sơn, xin chúc các cặp tân hôn trăm năm hạnh phúc, chúc cho bà con thôn Pán Sử ta bảo vệ rừng tốt hơn nữa, trồng được nhiều rừng hơn nữa để tất cả chúng ta đều thoát khỏi nghèo đói và làm giàu một cách chính đáng.
+Mọi người đều vỗ tay tán thưởng lời phát biểu của anh.
+Trưởng thôn Giàng A Páo trịnh trọng nói:
-Để bảo vệ và trồng rừng được tốt, thôn ta đã xây dựng hương ước không ai được xâm phạm tới cây rừng, nếu ai chặt một cây vầu phải chịu phạt 10.000 đồng, chặt một cây gỗ dưới 30 phân, phạt 50.000 đồng, trên 60 phân phạt 100.000 đồng trở lên. Bà con ta có nhất trí không?
+Mọi người đồng thanh đáp:
-Nhất trí!
+Trưởng thôn phấn khởi:
-Nếu thế thì tốt rồi. Bây giờ lần lượt từng người lên ký vào bản hương ước rồi sau đó trồng một cây lưu niệm. Trước hết xin mời các cô dâu, chú rể lên ký và trồng cây trước, sau đó lần lượt tới mọi người.
+Nét mặt các cô dâu, chú rể hết sức hân hoan, họ lần lượt đến trước bàn có để cuốn sổ ký vào đó, rồi theo sự hướng dẫn của Tẩn A Lềnh, họ nhận cây đến trồng vào hố, rồi tưới nước…
+Hoàng Tân và Trung uý Giàng Thị Mỷ nét mặt cũng tươi vui. Theo dõi các đôi uyên ương trồng cây một lúc, Hoàng Tân quay lại nhìn Mỷ hóm hỉnh nói:
-Còn chúng mình thì sao em?
+Mỳ ngượng nghịu:
-Em không biết, anh đi mà hỏi bố ấy.
+Hoàng Tân cười
-Anh hỏi ý kiến bố mẹ hôm qua rồi.
-Thế bố mẹ bảo sao?
-Bố mẹ bảo đấy là do chúng mày nói muộn quá, chứ nếu không sẽ cho cưới luôn trong đợt này.
+Mỷ khẽ đấm vào vai Hoàng Tân:
-Anh khôn…
-Ơ, thật đấy chứ, không tin em lại hỏi bố mà xem ( bất chợt ánh mắt họ gặp nhau trong yêu thương trìu mến, giọng Hoàng Tân chợt nghiêm túc trở lại ) – Anh nói thật đấy và cũng bảo thế. Anh định tháng tới sẽ xin cưới em làm vợ, em nhất trí không?
+Mỷ ngượng, lát sau mới khẽ gật đầu:
-Vâng!
+Hoàng Tân nắm tay Mỷ kéo lại phía để cuốn sổ:
-Xin mọi người cho chúng tôi được ký với.
+Nói xong Hoàng Tân ký vào cuốn sổ, Mỷ ngượng nghịu nhìn bố, trưởng thôn Giàng A Páo nhìn con gái rồi gật đầu khuyến khích. Nét mặt Mỷ ngời hạnh phúc. Cô ký vào cuốn sổ rồi cùng Hoàng Tân đi trồng cây.
+Ông Hoạt nhìn Thành và Vân đang đứng gần đó, cười hóm hỉnh:
-Hai đứa chúng mày còn định tới khi nào nữa.
+Thành như sực tỉnh, anh nắm tay Vân:
-Đi em!
+Hai người vui vẻ đến ký vào sổ và nhận cây để trồng. Người trồng cây lấp đất, người tưới nước cho cây.
+Cô giáo Liên tay bế đứa bé ( con Hoàng ) cũng lên tiếng:
-Cho phép mẹ con tôi được trồng cây với ( nói xong chị tiến lại ký vào sổ rồi nhận phần cây của mình ).
+Thọ đứng nhìn cảnh đó, ánh mắt anh thoáng buồn, nhưng khi bắt gặp ánh mắt của Liên và nụ cười của đứa bé, anh chợt vui hơn liền bước tới nói với Liên:
-Em bế con đi, để anh trồng cho. Anh là cha đỡ đầu của nó mà.
+Liên vui vẻ:
-Vâng! Nào, thế thì ta cùng trồng nhé, khi con mình mười tuổi, cái cây này cũng đã lớn lắm rồi đấy.
+Trên vùng đồi lúc này đầy ắp tiếng người cười nói, tiếng khèn Mèo. Nơi này chơi quay, nơi kia nhảy múa theo điệu khèn. Cả không gian náo nức…
+Thành và Vân đang lúi húi trồng cây, bất chợt một nhân viên kiểm lâm từ dưới đồi leo lên gọi:
-Anh Thành…Anh Thành!
+Đang lúi húi trồng cây, nghe tiếng gọi Thành ngẩng lên:
-Có việc gì vậy anh Chính?
+Chính đưa ra một công văn:
-Có công văn hoả tốc, đề nghị anh về cơ quan ngay.
+Thành bóc công văn có đóng dấu “Hoả tốc” ra xem. Giây lát sau nét mặt anh chợt căng thẳng, anh nói với mọi người:
-Hiện nay bọn lâm tặc ở vùng Thượng đang chuẩn bị vận chuyển một số lượng gỗ lậu rất lớn. Tôi phải về ngay đơn vị để chuẩn bị làm nhiệm vụ. Chúc bà con ở lại tiếp tục cuộc vui nhé ( Thành quay lại nói với bố ) – Công việc trồng rừng vẫn còn dang dở, bố giúp con hoàn thành bố nhé.
+Ông Hoạt cười, vỗ vai con:
-Không giúp thì tao lên đây làm gì. Con cứ yên tâm, bố sẽ lo chu đáo.
+Thành quay sang Vân:
-Thông cảm cho anh nhé. Xong việc anh sẽ trở lại với em.
+Vân nắm chặt tay Thành, nói xúc động:
-Anh đi đi, nhớ cẩn thận anh nhé!
+Thành nói với người kiểm lâm:
-Ta đi thôi!
+Hai người vội vã đi xuống chân đồi. Một lát sau Thành quay lại vẫn trông thấy mọi người vẫy tay tiễn mình, anh cũng giơ cao tay vẫy chào lại họ…

HẾT

2 bình luận to “KHI ĐÀN CHIM TRỞ VỀ (Gió Đại ngàn) (TẬP 18 – PHẦN II)”

  1. lyvinhhue said

    Phù, cóp được trọn bộ rồi, thật là vất vả, nhưng cũng đáng công! Em xin bác Mô cái kịch bản này về máy mình để đọc mấy ngày nghĩ lễ. Cảm ơn nhiều, hi hi!

Bình luận về bài viết này