MÔ TÊ RĂNG RỨA

Là nơi cung cấp nước chè xanh và kẹo cu đơ

Bà Trần Lệ Xuân qua đời

Posted by CU MÔ trên 25.04.2011

Tin cho hay cựu Đệ nhất Phu nhân Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam Trần Lệ Xuân, tức bà Ngô Đình Nhu, vừa qua đời ở tuổi 87.

Nhật báo Người Việt trụ sở tại California, Hoa Kỳ, dẫn lời một nguồn tin thân cận với bà cho hay bà Ngô Đình Nhu, nhũ danh Maria Trần Lệ Xuân, đã qua đời “hồi 2 giờ sáng Chủ nhật, trùng ngày lễ Phục Sinh 2011, tại một bệnh viện ở Rome, Ý”.

Bà Trần Lệ Xuân sinh năm 1924 tại Hà Nội trong một gia đình danh giá: thân mẫu của bà là cháu ngoại của vua Đồng Khánh và em họ của vua Bảo Đại, nhà vua cuối cùng của triều Nguyễn.

Thân phụ của bà là Luật sư Trần Văn Chương, người từng giữ chức Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Hoa Kỳ.

Thời bé, bà Trần Lệ Xuân học trường Albert Sarraut và tốt nghiệp tú tài.

Năm 1943 bà kết hôn với ông Ngô Đình Nhu đồng thời bắt đầu theo Công giáo. Ông Ngô Đình Nhu là em trai và là cố vấn cho Tổng thống VNCH lúc đó là ông Ngô Đình Diệm, vì vậy bà Trần Lệ Xuân còn được gọi là ‘Bà Cố vấn’.

Vì Tổng thống Diệm không có vợ, nên bà cũng được coi là Đệ nhất Phu nhân VNCH (1955-1963).

Gây tranh cãi

Vai trò của bà Trần Lệ Xuân trong thời kỳ Đệ nhất Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam được cho là gây tranh cãi.

Lúc đó, bà cũng là dân biểu và là Chủ tịch Hội Phụ nữ Liên đới.

Với các phát biểu và hành động thẳng thừng, nhiều khi bị chỉ trích là bất cẩn và quá khích, bà bị cáo buộc “lộng quyền”, và có người cho rằng đã góp phần làm tăng sự bất mãn đối với chính quyền Ngô Đình Diệm, dẫn tới cuộc đảo chính ngày 01/11/1963.

Khi xảy ra đảo chính và cái chết của anh em ông Ngô Đình Diệm-Ngô Đình Nhu, bà Trần Lệ Xuân và con gái lớn là Ngô Đình Lệ Thủy đang công cán nước ngoài. Kể từ đó, bà sống lưu vong, không quay trở lại Việt Nam.

Những năm cuối đời, bà sống tại Rome, Ý.

Ông bà Ngô Đình Nhu có bốn người con, hai trai, hai gái. Trưởng nữ Lệ Thủy qua đời vì tai nạn giao thông năm 1968.

Bà Trần Lệ Xuân còn được biết tới như người đã vẽ kiểu chiếc áo dài cách tân có cổ thuyền, hay còn gọi là ‘Áo dài Trần Lệ Xuân’.

Hình ảnh thời trẻ của Trần Lệ Xuân

Trần Lệ Xuân và con gái Ngô Đình Lệ Thủy trên bìa tạp chí Life.

Trần Lệ Xuân và con gái Ngô Đình Lệ Thủy trên bìa tạp chí Life.

Trần Lệ Xuân trên bìa tạp chí Time

Trần Lệ Xuân trên bìa tạp chí Time.

Trần Lệ Xuân trong một cuộc trả lời phỏng vấn.

Trần Lệ Xuân trong một cuộc trả lời phỏng vấn.

Bà Trần Lệ Xuân, vợ của ông Ngô Đình Nhu, cố vấn một chính quyền ở miền nam Việt Nam trước giải phóng

Khi còn ở Sài Gòn, Trần Lệ Xuân tham gia nhiều hoạt động và xuất hiện nhiều trước công chúng. Ảnh: Life.

Trần Lệ Xuân sinh năm 1924, kết hôn với Ngô Đình Nhu năm 1943 và cải từ đạo Phật sang Công giáo.

Trần Lệ Xuân trước báo giới. Ảnh: Life.

Bà vừa qua đời hôm qua tại nhà riêng ở Italy.

Trần Lệ Xuân là người tạo ra và cổ súy cho kiểu áo dài cổ rộng. Một số nhà phê bình phương tây cho rằng nó hợp lý với thời tiết nhiệt đới của miền nam Việt Nam. Nhưng kiểu áo này khiến những người theo cổ học tức giận. Ảnh: Life.

Bà có 4 người con, trong đó con gái đầu là Lệ Thủy đã qua đời vì tai nạn giao thông.

Khi anh chồng đang đương nhiệm, Trần Lệ Xuân cho dựng tượng Hai Bà Trưng. Có nhiều người nhận xét rằng gương mặt của hai nữ anh hùng dân tộc bị tạc cho giống hình hai mẹ con bà Xuân. Ảnh: Life.

Bà vừa qua đời hôm qua tại nhà riêng ở Italy.

Trần Lệ Xuân đứng đầu một số tổ chức thanh nữ và phụ nữ, ủng hộ các luật liên quan đến hôn nhân gia đình. Ảnh: Life.
Trần Lệ Xuân.
Trần Lệ Xuân đánh đàn bên các con. Ảnh: Life.

Những năm tháng cuối đời bà sống kín tiếng tại Pháp. Ảnh: Life.

Những năm tháng cuối đời Trần Lệ Xuân sống kín tiếng tại Pháp. Ảnh: Life.

10 bình luận to “Bà Trần Lệ Xuân qua đời”

  1. trà hâm lại said

    Một ngôi sao sa…

    • said

      Thực lòng Mô cũng thấy có cái gì đó xao xuyến. Dù sao thì bả cũng là một người phụ nữ đẹp, tuy hơi đanh đá và có chút tiếm quyền, nhưng rất thông minh…

  2. Dạ Thảo said

    Vâng, Trần Lệ Xuân đẹp vẻ đẹp nền nã và trí thức. Dù sao đó cũng là một cuộc đời đầy những huy hoàng, rực rỡ…

  3. T.A said

    Cầu chúc linh hồn bà thanh thản. T.A thấy người xưa luôn có một nét thanh lịch nền nã khó tả lắm. Nhìn hình thì thấy rõ điều đó.

  4. hth said

    Ôi xao xuyến. . . trong lòng ta…â a a a

  5. Phay Van said

    Cầu nguyện cho linh hồn bà được an nghỉ.

Gửi phản hồi cho T.A Hủy trả lời